Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Rác thải xuống kênh rạch: Nỗi ám ảnh của người dân

Tạp Chí Giáo Dục

Mt s đa phương ngoi thành TP.HCM hin đang đi mt vi tình trng ô nhim môi trưng nng do rác thi sinh hot đưc x thng xung kênh rch.


Rác ken cng nhánh rch dn ra rch Đa (huyn Nhà Bè)

1.Theo phản ánh của người dân, chúng tôi tìm đến khu dân cư nằm ven rạch Đỉa thuộc địa phận xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè. Tại đây, một đoạn kênh ngắn gần như bị san bằng bởi rác sinh hoạt, rác thải nhựa, trở thành nỗi ám ảnh của người dân khi đang là cao điểm mùa mưa.

Theo lối mòn dẫn vào bên trong khu dân cư, chúng tôi bắt gặp nhiều nhánh kênh nhỏ dẫn ra kênh lớn cũng trong tình trạng bít dòng. Rác thải lâu ngày ken cứng dòng kênh, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân, đáng nói đây vùng trũng thấp, thường xuyên bị ngập nước do mưa, triều cường. Chị Nguyễn Thị Ngọc (ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) ngao ngán: “Không chỉ ám ảnh bởi cái mùi tanh hôi của rác thải mà những ngày mưa hoặc triều cường, rác theo nước lên đầy hẻm, vào cả sân nhà dọn không xuể”. 

Theo người dân trong khu vực, để khai thông dòng chảy, hạn chế tắc nghẽn kênh, khoảng 2, 3 lần/ tuần bà con đã cùng nhau vớt rác cho vào bao. Tuy nhiên, người thu gom rác ở địa phương không chịu lấy rác vì “không phải nhiệm vụ của mình”.

“Do không có người thu gom, vớt rác xong, bà con phải thuê xe chở đến điểm tập kết để đổ. Lượng rác nhiều, chi phí vận chuyển quá lớn trong khi bà con không có khả năng nên hiện nay không có ai làm chuyện “bao đồng” nữa, vì vậy rác dưới kênh ngày càng dày đặc”, chị Ngọc nói.


Mt trong nhng dòng kênh “chết”  ngoi thành

Tại phường Tân Hưng, quận 7, xóm nhà tạm với gần 20 căn nhà chen chúc ven kênh Tẻ nhiều năm nay cũng đã quen với cảnh “sống chung” với rác. Ông Nguyễn Văn Tiến, người dân sống ở đây cho biết dù sống tạm bợ nhưng bà con ý thức được gìn giữ môi trường sống, không xả rác bừa bãi xuống kênh. “Rác theo nước lên rồi nằm lại do không thoát được. Trời nắng gắt, mùi hôi xộc vào mũi đến ngạt thở. Mưa thì mùi tanh tưởi cứ quẩn quanh rất khó chịu. Cuối tuần chúng tôi cũng tranh thủ vớt, dọn nhưng không xuể vả lại rác đóng lớp dày lên 1m, có nơi cao hơn nên không thể nào làm được”, ông Tiến nói.

Cũng theo ông Tiến, trước thực trạng rác thải ứ đọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, người dân đã nhiều lần kiến nghị chính quyền có giải pháp hỗ trợ nhưng không có kết quả.

2.Quận Bình Thạnh là địa phương có nhiều kênh rạch chằng chịt, mặc dù địa phương có thu gom, nạo vét và cải tạo song tình trạng rác thải ứ đọng gây ô nhiễm nhiều năm nay vẫn là nỗi ám ảnh của người dân. Bà Ngô Thị An (rạch Xuyên Tâm, phường 15, quận Bình Thạnh) lo lắng: “Thực tế những năm trước có không ít hộ dân vẫn còn hạn chế về ý thức bảo vệ môi trường sống nhưng gần đây đã chuyển biến tích cực. Phần lớn rác thải theo con nước vào các nhánh kênh rạch rồi không thoát ra được. Mùi hôi thối đã khiến mệt mỏi, đằng này ngày cũng như đêm, muỗi bay lềnh. Mình không nói gì, sợ nhất là trẻ con bị sốt xuất huyết, đi bệnh viện mùa dịch Covid-19 này rất vất vả”.


Rác thi trên kênh Tàu H

 Cũng trên địa bàn quận Bình Thạnh, rạch cầu Sơn, rạch Văn Thánh, rạch Lăng… cũng trong tình trạng “chết” vì rác. “Đã nhiều năm rồi, câu chuyện rác thải làm tắc nghẽn kênh, mùi hôi thối ở đây đã được đưa ra tại rất nhiều cuộc họp, từ địa phương đến thành phố nhưng đâu vẫn hoàn đấy”, một người đàn ông sống trong con hẻm nhỏ dẫn vào rạch Văn Thánh nói.

Theo thng kê, TP.HCM có khong 2.000km đưng sông, kênh, rch, tuy nhiên hin nay đang b ô nhim nghiêm trng nh hưng đến cuc sng, sinh hot ca ngưi dân.

3. TS. Nguyễn Trọng Nam – Viện Môi trường khẳng định, để hạn chế rác thải ở kênh rạch không còn cách nào khác là tăng cường xử phạt hành vi xả rác thải bừa bãi xuống kênh rạch. “Vấn đề mấu chốt là ở ý thức của người dân, vì vậy chỉ có giải pháp xử phạt nặng may ra người dân mới thay đổi nhận thức. Thực tế lâu nay, việc xử phạt vi phạm về môi trường chưa triệt để, chưa đồng bộ là nguyên nhân khiến môi trường ngày càng ô nhiễm nặng”, TS. Nam nói.

Ở góc độ khác, kiến trúc sư Ngô Viết Sơn Nam cho rằng, để cải tạo những dòng kênh vốn là lợi thế để phát triển kinh tế của TP.HCM cần có sự quyết tâm của các bên liên quan. Cải tạo kênh rạch không chỉ dừng lại ở nạo vét, khơi thông dòng chảy mà mà cần phải xem lại hệ thống thoát nước, thay thế kênh ngầm bằng kênh hở.

A.Trn

Bình luận (0)