Nhiều tỉnh thành tại Việt Nam đang thực hiện chỉ thị giãn cách của chính phủ. Việc giãn cách có tác dụng giảm lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Bên cạnh những biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang, sử dụng nước rửa tay, giữ vệ sinh môi trường,… được khuyến cáo nên thực hiện thì việc bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng cũng cần được quan tâm.
Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng được biết đến đem lại khả năng phòng vệ cho cơ thể, đây được coi như hàng rào chắn chống lại sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh như virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng.
Do đó, nếu có sức đề kháng tốt sẽ giúp cho cơ thể ngăn chặn được các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh hoặc có thể loại bỏ hoặc tiêu diệt khi chúng đã xâm nhập vào bên trong.
Hệ thống miễn dịch của con người gồm có 3 loại: Miễn dịch tự nhiên, miễn dịch thu được và miễn dịch thụ động.
Trong khi đó, nếu sức đề kháng bị suy yếu thì hệ miễn dịch sẽ trở nên mỏng manh, yếu ớt. Đây còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra.
Ăn gì để tăng sức đề kháng?
Các thống kê cho biết rằng các đối tượng có nguy cơ cao mắc Covid-19 là những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, người cao tuổi và người có bệnh nền sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm hơn so với các đối tượng khác.
Dưới đây là danh sách thực phẩm tăng sức đề kháng cho mọi đối tượng mà các bà nội trợ nên lựa chọn bổ sung vào thực phẩm gia đình mình ngay.
Ăn trái cây để tăng cường sức đề kháng
Trái cây họ cam quýt
Từ xưa đến nay, trái cây họ cam quýt vẫn được biết đến là các loại trái cây giúp cung cấp lượng vitamin C lớn cho cơ thể. Trong khi đó, vitamin C giúp cơ thể tăng cường sản xuất interferon, đây là loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại các tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
Vì vậy, vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Vitamin C có thể tìm thấy ở rất nhiều loại trái cây như: chanh, bưởi, ổi,…
Vitamin C rất tốt cho sức khoẻ con người nhưng cơ thể con người lại không thể tự sản xuất hay tổng hợp vitamin C được. Không những thế, vitamin C còn giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn khi bị cảm lạnh, ho hoặc sốt,… Đây là lý do các loại trái cây họ cam quýt trở thành thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa dịch.
Bổ sung các loại trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất là điều cần thiết.
Quả đu đủ
Đu đủ cũng là loại trái cây chứa nhiều vitamin C. Ngoài ra, đu đủ còn chứa papain, đây là một loại enzyme tiêu hóa có tác dụng chống viêm. Loại trái cây này còn giúp cung cấp cho cơ thể kali, vitamin B và folate đều có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Quả Kiwi
Tương tự đu đủ, kiwi cũng là trái cây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng gồm vitamin C, K, kali và folate. Trong khi đó, vitamin C đem lại hiệu quả ngăn các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác của quả kiwi giúp cơ thể hoạt động tốt.
Rau màu xanh lá
Bông cải xanh
Bông cải xanh được biết đến là một trong những loài rau lành mạnh nhất có tác dụng giúp bổ sung nhiều vitamin A, C và E có lợi cho hệ miễn dịch của con người.
Trong bông cải xanh có chất sulforaphane đem lại hiệu quả chống oxy hoá và làm giảm căng thẳng, đồng thời còn làm chậm sự suy giảm của hệ thống miễn dịch cũng như giúp bảo vệ niêm mạc đường hô hấp.
Sử dụng bông cải xanh đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt đây còn là cách tăng sức đề kháng cho trẻ. Nên hấp để bông cải xanh giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Bông cải xanh cung cấp rất nhiều vitamin cho sức khoẻ.
Tìm hiểu thêm: Tại sao tấm chắn nhựa (plastic) không phải là giải pháp thay thế an toàn cho khẩu trang vải trong phòng tránh COVID-19?
Rau cải bó xôi
Cải bó xôi hay còn được biết đến là rau bina không chỉ cung cấp nhiều vitamin C mà còn chứa nhiều chất chống oxy hoá và beta carotene giúp nâng cao miễn dịch cũng như tăng khả năng chống nhiễm trùng.
Khá tương đồng với bông cải xanh, rau bina cũng nên được nấu nhanh để giữ tối đa dưỡng chất.
Gia vị giúp tăng sức đề kháng
Tác dụng của tỏi
Từ xưa đến nay tỏi được biết không chỉ là gia vị được sử dụng phổ biến mà đây còn là thực phẩm đem lại hiệu quả phòng chống các bệnh như cảm cúm, viêm đường hô hấp hay tăng huyết áp, mỡ máu tốt.
Trong tỏi có chứa nhiều iod và tinh dầu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế enzyme có chứa lưu huỳnh cần thiết cho vi khuẩn và có tác dụng chống viêm hiệu quả.
Không chỉ vậy, tỏi còn chứa một lượng lớn các vitamin như vitamin A, B, C, D,… cùng nhiều khoáng chất như iod, canxi hay magie,… Vì vậy ăn gì để tăng sức đề kháng thì tỏi không những là thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng mà còn giúp phòng tránh các dịch bệnh hiệu quả.
Thêm gừng vào món ăn
Gừng là thực phẩm được rất nhiều người lựa chọn sau khi bị ốm dậy. Gừng có tác dụng giảm viêm, giảm đau họng và các bệnh viêm nhiễm khác hiệu quả. Không những thế, gừng còn có thể giảm nhanh triệu chứng buồn nôn và rất tốt cho hệ miễn dịch.
Trong nghiên cứu được thực hiện mới đây còn cho biết gừng có tác dụng giúp giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol.
Nghệ
Nghệ là thực phẩm được sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền với nhiều lợi ích như hỗ trợ đẩy lùi các bệnh về tim mạch, ung thư. Nghệ còn được biết là một trong những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cực tốt.
Hải sản và gia cầm
Gia cầm
Các loại thịt như thịt gà có chứa nhiều vitamin B6, đây là vi chất tốt hỗ trợ cho các phản ứng xảy ra trong cơ thể và cần thiết để hình thành các tế bào hồng cầu mới, khoẻ mạnh, tăng cường sức đề kháng.
Hải sản
Hải sản không chỉ là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và thực phẩm tăng cường sức đề kháng rất tốt cho trẻ em và người lớn.
Kẽm dù không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng kẽm có tác dụng rất tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện tốt chức năng của mình. Có thể bổ sung cho gia đình một số loại thực phẩm giàu kẽm như cua, sò tôm hay trai,…
Để cơ thể khoẻ mạnh, cần tuân thủ nguyên tắc ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng hợp lý.
Kẽm có trong các loại hải sản dù không được biết đến nhiều như vitamin và các khoáng chất khác nhưng kẽm có tác dụng rất tốt giúp các tế bào miễn dịch thực hiện tốt chức năng của mình
Dù thực tế không có một chế độ ăn nào là hoàn hảo và chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu của cơ thể. Do đó, những thực phẩm đem lại hiệu quả tăng cường sức đề kháng ở trên có thể là một gợi ý hoàn hảo cho mọi người đang trong thời gian giãn cách muốn tăng cường sức khoẻ miễn dịch.
Việc cân đối, lựa chọn và phối hợp các loại thực phẩm kể trên cho khẩu phần ăn hằng ngày của gia đình sẽ giúp bạn và các thành viên trong gia đình khoẻ mạnh.
Sữa chua nguyên chất
Sữa chua là thực phẩm chứa hàm lượng lợi khuẩn lớn cho cơ thể và giúp cung cấp lượng vitamin D cần thiết. Sữa chua không những có tác dụng tăng khả năng phòng thủ tự nhiên, chống lại virus mà còn giúp bạn giữ thân hình cân đối, làn da sáng mịn.
Tuy nhiên, hạn chế sử dụng sữa chua nhiều đường, nên ăn sữa chua tự làm tại nhà bằng các loại trái cây lành mạnh.
Những biện pháp tăng cường sức đề kháng khác
Trong các nghiên cứu cho biết rằng những người có sức đề kháng yếu nếu bị nhiễm Covid-19 thì tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nặng, dễ gặp biến chứng và nguy hiểm hơn. Do đó, để nâng cao sức khoẻ, cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng tối đa.
Ngoài chế độ ăn uống phù hợp thì tập thể dục cũng là cách giúp nâng cao sức khoẻ và hệ miễn dịch hiệu quả.
Ngoài các loại thực phẩm đem lại hiệu quả tăng cường sức đề kháng thì một số biện pháp khác cũng đem lại hiệu quả tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho con người như:
– Uống đủ nước cần thiết cho cơ thể.
– Luôn ăn chín, uống sôi.
– Không quên tập thể dục.
– Xây dựng lối sống lành mạnh.
Rõ ràng hiện nay các thực phẩm tăng cường sức đề kháng đang được ưu tiên hàng đầu khi dịch Covid-19 đang diễn ra căng thẳng và chưa có dấu hiệu kết thúc dịch bệnh sớm.
Việc chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể trạng cũng như giữ tinh thần thoải mái và tăng cường miễn dịch, đồng thời kiểm soát tốt các bệnh lý nền nhằm đem lại hiệu quả phòng ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19.
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)