Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Đưa trí tuệ nhân tạo vào trường phổ thông: Hướng đến “xóa mù” trí tuệ nhân tạo

Tạp Chí Giáo Dục

Theo giáo sư, tiến sĩ khoa hc Hoàng Văn Kiếm (nguyên Ch tch Hi đng chc danh Giáo sư Nhà nưc ngành công ngh thông tin), hin có khong 20 quc gia trên thế gii đã đu tư cho thế h tr bng vic đưa trí tu nhân to vào ging dy. Liên hp quc cũng khuyến cáo trí tu nhân to s là ng pháp ca thế k 21 và kêu gi các quc gia phi “xóa mù trí tu nhân to”. Như vy, giáo dc chc chn phi hưng đến trí tu nhân to.


TP.HCM s đưa AI vào dy đi trà t khi lp 3 trong năm sau

Tại TP.HCM, từ năm học 2024-2025, sẽ đưa AI vào giảng dạy đại trà cho học sinh phổ thông từ khối 3. Các chuyên gia cho rằng đây là điều cần thiết song nên thận trọng, nhẹ nhàng.

Đưa AI vào ging dy đi trà t khi lp 3

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, Sở GD-ĐT TP.HCM đã đặt hàng Trường ĐH Sài Gòn xây dựng đề tài khoa học: Xây dựng nội dung giảng dạy trí tuệ nhân tạo (AI) cho học sinh phổ thông TP.HCM. Trong đó, sở đặt hàng trường xây dựng nội dung tổng quát cho việc giảng dạy AI cho học sinh phổ thông TP, bắt đầu từ khối lớp 3. Đề tài sẽ do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM thành lập hội đồng đánh giá. Sau khi được hội đồng thông qua, đề tài sẽ là cơ sở để các nơi xây dựng tài liệu giảng dạy để triển khai cho các khối lớp.

Ông Nguyễn Bảo Quốc cho biêt thêm, việc TP đưa AI vào giảng dạy cho học sinh phổ thông từ khối lớp 3 nhằm thực hiện hiệu quả chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại TP.HCM giai đoạn 2020-2030” vừa được UBND TP phê duyệt, thông qua Quyết định số 575/QĐ-UBND nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển hệ sinh thái nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo; đưa trí tuệ nhân tạo trở thành công nghệ then chốt phục vụ chuyển đổi số; cung cấp giải pháp thông minh cho các dịch vụ và sản phẩm thông minh, góp phần xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh, đô thị sáng tạo.

Cụ thể, một trong 9 nhiệm vụ trọng tâm được UBND TP nêu ra trong kế hoạch thực hiện chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại TP.HCM giai đoạn 2020-2030” năm 2024 vừa được UBND TP phê duyệt có nhiệm vụ triển khai đề án Đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo do Sở GD-ĐT TP chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện. Trong đó, UBND TP yêu cầu, Sở GD-ĐT tiếp tục triển khai các đề án, đề tài về tổ chức nội dung giảng dạy AI cho học sinh phổ thông TP; giải pháp đào tạo chuyển giao công nghệ, tập huấn giáo viên dạy môn học trí thông minh nhân tạo AI- Robotics.

“Nếu đề án được thông qua theo đúng tiến độ, từ năm học 2024-2025, TP.HCM có thể đưa AI vào giảng dạy trong trường phổ thông một cách đại trà. Việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy môn học AI sẽ được sở phối hợp với ĐH Sài Gòn triển khai” – ông Quốc nói.

Hc sinh tiếp cn vi AI càng sm càng tt

Là giảng viên trực tiếp đứng lớp dạy AI cho học sinh CLB Trí tuệ nhân tạo, Trường THPT Bùi Thị Xuân năm học 2023-2024, TS. Lê Đình Phong (Trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Hoa Sen) thông tin, việc giảng dạy AI cho học sinh THPT hiện được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Học sinh được học về lập trình để trang bị cho các em nền bài bản về tư duy, kỹ năng lập trình.

Giai đoạn 2: Giới thiệu đến học sinh các giải pháp, mô hình của AI để học sinh biết cách ứng dụng các mô hình, giải pháp vào thực tế.

Giai đoạn 3: Học sinh ứng dụng các kiến thức về AI đã được học để thực hiện các dự án.

Theo TS. Lê Đình Phong, AI là lĩnh vực chuyên sâu của công nghệ, tận dụng những thế mạnh của những ngành nghề khác để trở thành công cụ ứng dụng trong thực tế. Hiện nay chúng ta nghe rất nhiều về AI, về việc AI ứng dụng trong lĩnh vực này, lĩnh vực kia. Điều quan trọng là ngành giáo dục phải cho học sinh tiếp cận với AI càng sớm càng tốt, vì trong bối cảnh đào tạo công dân toàn cầu và các ngành công nghệ liên ngành trên thế giới thì khi có nền tảng AI, học sinh dễ dàng có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, giúp các em phát triển ngành nghề của mình tốt hơn.

“Ví dụ, một học sinh theo lĩnh vực kinh tế nhưng nếu bản thân em có kiến thức về AI thì sẽ biết ứng dụng các mô hình dự đoán, phân tích, đánh giá dữ liệu, sẽ giúp phát triển ngành nghề của mình tốt hơn. Do vậy, càng sớm càng tốt ngành giáo dục cần phải trang bị cho học sinh các ý niệm, khái niệm về AI để các em có thể ứng dụng trong nghề nghiệp tốt nhất có thể” – TS. Lê Đình Phong nêu.

Với việc đưa AI vào trong trường phổ thông, TS. Phong cho rằng ngành giáo dục cần có lộ trình thực hiện, có lộ trình đào tạo giáo viên để nắm bắt căn bản về AI, đồng thời có thể mời doanh nghiệp thực tiễn AI về trang bị cho học sinh kiến thức, hiểu về AI ứng dụng như thế nào, chia sẻ cho các em để các em có cảm hứng, từ đó giúp học sinh tiếp cận AI từng bước, từ căn bản cho đến chuyên sâu…

“Không phải học sinh nào cũng có thể theo đuổi được AI. Đến giai đoạn về các thuật toán khô khan thì nhiều em sẽ bớt hứng thú. Lúc này là lúc lồng ghép các dự án, ý tưởng, ứng dụng AI giải quyết vấn đề thực tiễn thì sẽ tạo cho học sinh sự hứng thú, đam mê…” – ông gợi ý.

Đối với việc đưa AI vào trường phổ thông, TS. Kim Mạnh Tuấn (Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) khuyên rằng bản thân giáo viên phải nhận thức được rằng AI không phải là công cụ thần thánh hóa, cái gì cũng làm được, mà cũng là một công cụ cần kiến thức, kỹ năng để làm chủ. Và giáo viên phải chủ động tìm hiểu để biết mình đang ở đâu để cập nhật bổ sung kiến thức.

Cn thn trng thí đim

Trao đổi với phóng viên, GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm (nguyên Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước ngành công nghệ thông tin, chuyên gia nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam) cho rằng, Sở GD-ĐT TP.HCM sớm xây dựng chương trình với giáo trình hỗ trợ các trường phổ thông tiếp cận với trí tuệ nhân tạo một cách hợp lý là hết sức cần thiết, nhất là khi TP đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số giáo dục.

Ông gợi ý về một chương trình nhẹ nhàng. Trong đó cấp độ tiểu học thì là chơi với trí tuệ nhân tạo; THCS thì vừa chơi vừa làm; ở bậc THPT, các em đủ năng lực để tham gia vào một số đề án, khởi nghiệp có ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

“Sở GD-ĐT TP.HCM cần mạnh dạn thí điểm một cách thận trọng. Bước đầu có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo giảng dạy học sinh phổ thông ở các môn nghệ thuật; khoa học tự nhiên. Đặt trong bối cảnh thiếu giáo viên thì sử dụng trí tuệ nhân tạo giảng dạy các môn học này là hết sức cần thiết, vừa giải quyết bài toán thiếu giáo viên, vừa nâng cao chất lượng học tập và năng lực học sinh… Ngoài ra, ngành giáo dục cũng rất nên tìm hiểu đưa vào ứng dụng những phần mềm trí tuệ nhân tạo hướng dẫn học chương trình STEM, những chương trình thực hiện thí nghiệm ảo mà không cần đến phòng thí nghiệm đắt tiền…” – GS. Kiếm nói thêm.

Theo ông, hiện có khoảng 20 quốc gia trên thế giới trong đó có Trung Quốc, Quatar, Hàn Quốc… đã đầu tư cho thế hệ trẻ bằng việc đưa trí tuệ nhân tạo vào giảng dạy. Liên hợp quốc cũng khuyến cáo trí tuệ nhân tạo sẽ là ngữ pháp của thế kỷ 21 và kêu gọi các quốc gia phải “xóa mù trí tuệ nhân tạo”. Như vậy, giáo dục chắc chắn phải hướng đến trí tuệ nhân tạo.

“Muốn phát triển kinh tế TP thì việc giáo dục thế hệ trẻ tiếp cận với trí tuệ nhân tạo để ứng dụng trong cuộc sống là vô cùng quan trọng, nâng cao được trí tưởng tượng, ước mơ, trang bị cho các em kỹ năng, làm cho việc học thú vị, đặc biệt khi TP.HCM đang thiếu giáo viên, hạn chế về cơ sở vật chất…” – GS. Kiếm nhấn mạnh.

Đ Giang Quân

 

Bình luận (0)