Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Ngân hàng thừa tiền, doanh nghiệp kêu thiếu vốn: Vì đâu nên nỗi?

Tạp Chí Giáo Dục

Đây là câu hi đưc Thng Chính ph Phm Minh Chính đt ra ti Hi ngh trin khai nhim v điu hành chính sách tin t năm 2024 tp trung tháo g khó khăn cho sn xut kinh doanh, thúc đy tăng trưng và n đnh kinh tế vĩ mô.


Th tưng Phm Minh Chính trao đi vi các đi biu ti hi ngh. Ảnh: VGP

Theo Thủ tướng, về chính sách tiền tệ, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng, điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả; các doanh nghiệp nỗ lực cơ cấu lại hoạt động phù hợp tình hình; các tổ chức tín dụng cũng chia sẻ để có dòng vốn lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm 2024 giảm so với cuối năm 2023 trong khi lượng tiền gửi còn rất lớn (14 triệu tỷ đồng); lãi suất cho vay vẫn còn cao; nợ xấu có xu hướng tăng; việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém còn chậm; một số chương trình tín dụng chưa hiệu quả…

Ngân hàng s… n xu

Thủ tướng đặt câu hỏi: Vì sao doanh nghiệp kêu thiếu vốn, khó tiếp cận vốn tín dụng, trong khi lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư vào hệ thống ngân hàng lại tăng mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm? Nút thắt ở đâu, nguyên nhân là gì, do quy định, do điều hành, do thận trọng hay do cục bộ?

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam – thông tin, nhìn chung hiện nay lãi suất của các quốc gia ở mức 3,5%. Trong khi đó tại Việt Nam, riêng với Tập đoàn Dệt may Việt Nam mức vay trung bình khoảng 7% đối với doanh nghiệp tốt và khoảng 9% đối với doanh nghiệp xấu. Hiện nay tất cả các ngân hàng đều cắt giảm hạn mức cho vay với các công ty sợi (thuộc tập đoàn), hoặc yêu cầu có tài sản đảm bảo 100% với khoản vay ngắn hạn năm 2024.

“Nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng, chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành thì chúng ta có thể mất đi ngành sợi”, ông Tiến Trường tâm tư.

Ngoài ra, ông Tiến Trường cũng khẳng định là hiện nay lãi suất vay tại các ngân hàng giảm nhưng để tiếp cận giải ngân thì rất khó.

Ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group – mong rằng, doanh nghiệp bất động sản sẽ được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng có chi phí thấp hơn. Cụ thể là hiện nay sự chênh lệch giữa các khoản vay của ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại Nhà nước chênh khá lớn (4-5%).

“Doanh nghiệp mong muốn có sự thu hẹp khoảng cách này và nếu được thì các chi phí vay vốn giảm hơn nữa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi”, ông Minh Trường nói.


Th tưng Phm Minh Chính phát biu ch đo ti hi nghẢnh: VGP

Trả lời cho các câu hỏi trên, ông Đào Minh Tú – Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước – cho biết, về nguyên nhân khách quan, tín dụng 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm là do theo yếu tố thời vụ, nhu cầu vốn tín dụng thường tăng cao vào dịp cuối năm và thời điểm trước Tết Nguyên đán dẫn tới 2 tháng đầu năm khó tăng trưởng nhanh quy mô tín dụng; Cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế ở mức thấp – Nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoặc ngừng hoạt động do sức ép lạm phát, giá cả vật liệu tăng, thiếu đơn hàng, nhiều yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh cao nên không có nhu cầu vay vốn. Người dân tăng dự phòng và giảm vay chi tiêu. Đặc biệt, tín dụng bất động sản chiếm khoảng 21% tín dụng chung, tín dụng bất động sản tăng/giảm cao thường khiến tín dụng toàn hệ thống tăng/giảm.

Về nguyên nhân chủ quan, theo ông Tú, một số ngân hàng còn thận trọng trong thực hiện cấp tín dụng do nợ xấu tăng. Một số khoản nợ cũ lãi suất cao chậm được điều chỉnh giảm để hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân vay vốn. Tại một số ngân hàng, quy trình thủ tục cho vay chậm được cải tiến, nhất là thời gian xét duyệt cho vay còn dài, định giá và quyết định tài sản thế chấp còn quá thận trọng. Việc thực hiện cơ chế tài sản bảo đảm còn thiếu linh hoạt, chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, nhất là trong điều kiện thị trường bất động sản đang trầm lắng. Thiếu sự kết nối, tương tác, chia sẻ, hợp tác của khách hàng và ngân hàng trong việc trực tiếp trao đổi tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn.

Còn việc vì sao doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, ông Tú nhấn mạnh, một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn; nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa do quy mô vốn nhỏ, năng lực hạn chế, thiếu phương án kinh doanh khả thi, các giải pháp tăng tiếp cận tín dụng thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa phát huy được nhiều hiệu quả.

Phn đu gim mt bng lãi sut cho vay

Để tiền không bị ngâm trong ngân hàng, giảm lãi suất cho vay là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với hệ thống ngân hàng…

Theo Thủ tướng, năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2021-2025. Mục tiêu tổng quát đã được đề ra trong kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội và nghị quyết của Chính phủ: “Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; đồng thời, chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế, gìn giữ môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước”.

Một số mục tiêu cụ thể là tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6-6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân ở mức 4-4,5%; tỉ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) dưới 3%; tăng trưởng tín dụng đạt 15%.

“Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi quyết tâm, nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo đó, Thủ tướng lưu ý Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, rút kinh nghiệm từ các gói tín dụng ưu tiên đã làm tốt và chưa tốt, tiếp tục ưu tiên cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có nông nghiệp; rà soát, phân loại các dự án bất động sản để kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp đối với từng doanh nghiệp, từng dự án đủ điều kiện; có tín dụng phù hợp với lĩnh vực BOT, BT giao thông, các dự án trọng điểm, lĩnh vực xăng dầu; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách…

Tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng thông qua khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đẩy mạnh triển khai cho vay qua các hình thức điện tử, trực tuyến. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tín dụng ngân hàng phù hợp từng phân đoạn khách hàng và thị trường, loại hình, nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, nhất là các nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của người dân.

Tích cực, chủ động triển khai có hiệu quả, thiết thực chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp. Tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, đảm bảo thực hiện đúng quy định, giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng để trục lợi.

Tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; thực hiện nghiêm túc việc công bố lãi suất cho vay bình quân để doanh nghiệp, người dân thuận lợi trong việc lựa chọn ngân hàng vay vốn.

Tun Anh

Bình luận (0)