Với 300 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật ứng dụng của 100 sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM sau chuyến đi thực tế 1 tháng tại Hội An (Quảng Nam), đã khẳng định sự “lên ngôi” của những vốn cổ trầm tích đang có nguy cơ bị mai một.
Nhiều tác phẩm độc đáo của SV thu hút người xem tại cuộc triển lãm
Trước bức xúc của xã hội đang phê phán tâm lý tiêm nhiễm các linh vật ngoại lai thì đề tài “Linh vật xưa” của Lâm Lê Hoàng Đại (lớp thiết kế đồ họa 2A) được đánh giá cao và có vị trí trang trọng tại triển lãm này.
Theo TS Cung Dương Hằng, Trưởng khoa Mỹ thuật ứng dụng (Trường ĐH Mỹ thuật): “Văn hóa cổ của các dân tộc Chăm, Việt, Khmer rất phong phú. Mỗi loại hình đều có đặc trưng riêng của từng dân tộc. Để khai thác vốn cổ quý báu đó phải có lòng say mê, tự chắt lọc thường xuyên hoặc qua đó gợi mở những đề tài lạ ứng dụng vào đời sống xã hội và góp phần bảo lưu cho thế hệ mai sau. Khoa Vector vốn cổ cũng là nét độc đáo riêng của Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM…”.
Tại cuộc triển lãm 300 tác phẩm của sinh viên sáng 26.1, thạc sĩ Nguyễn Đào Trường Nghi (Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM) khẳng định: “Đi tìm vốn cổ cho mỹ thuật ứng dụng, các bạn sinh viên sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong sử dụng hoa văn, họa tiết cho các ngành nghề như: thiết kế thời trang, đồ họa, quảng cáo… Tiếp xúc, len lỏi vào tận những góc khuất nhất của đời sống, đến mọi vùng miền và gặp gỡ nhiều đối tượng khác nhau sẽ tạo sự hứng khởi trong học tập và tự xây dựng được ý tưởng độc đáo, năng động cho sinh viên mỹ thuật qua lớp trầm tích vô giá của các nền văn hóa cổ xưa”.
Theo TNO
Bình luận (0)