Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Thanh tra giáo dục: Ngăn ngừa từ đầu không để thành sai phạm

Tạp Chí Giáo Dục

S GD-ĐT TP.HCM nhn mnh, v công tác thanh tra giáo dc ngành giáo dc thành ph s thc hin theo quan đim “ngăn nga ngay t đu không đ đến khi tr thành sai phm”.


Công tác thanh tra giáo dc đưc thc hin nghiêm trong năm hc va qua

Là địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, Q.Gò Vấp hiện có 174 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và cơ sở bán trú ngoài giờ trong độ tuổi tiểu học trên địa bàn.

Ông Trịnh Vĩnh Thanh – Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp cho biết trong quá trình quản lý các cơ sở ngoài công lập có những khó khăn bất cập như việc quản lý các cơ sở bán trú ngoài giờ trong độ tuổi tiểu học. Các cơ sở này được tồn tại để hỗ trợ giải quyết nhu cầu của phụ huynh có chỗ gửi con khi các trường không có đủ điều kiện để tổ chức bán trú. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cho phép mô hình này được cấp phép hoạt động, chưa có quy chế hoạt động nên quá trình quản lý, kiểm tra chưa có quy chuẩn cụ thể là khó khăn của các phường.

“Trước thực trạng này, Phòng GD-ĐT đã tham mưu UBND quận chỉ đạo UBND các phường, yêu cầu chủ cơ sở khi hoạt động phải gửi văn bản báo cáo xin đăng ký hoạt động, cam kết bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, điều kiện cơ sở vật chất, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn giao thông và tuyệt đối không tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm trong các cơ sở dịch vụ giữ trẻ ngoài giờ. UBND phường phải đến cơ sở kiểm tra các nội dung theo văn bản báo cáo xin đăng ký hoạt động và đồng ý cho cơ sở tổ chức hoạt động nếu đáp ứng các điều kiện theo cam kết. Với những cơ sở có biểu hiện dạy thêm cho học sinh tiểu học trá hình thì UBND phường sẽ phối hợp cùng Phòng GD-ĐT để kiểm tra xử lý theo quy định”.

Ngoài ra, tham mưu UBND quận đưa nội dung quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập là một nội dung chấm thi đua hàng năm đối với UBND các phường, đây là một biện pháp rất hiệu quả nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý của UBND phường đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn.

Năm 2023, Phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp đã đề nghị UBND phường đình chỉ hoạt động của 4 cơ sở giáo dục hoạt động không đảm bảo các quy định. Bên cạnh việc xử lý vi phạm, tham mưu UBND quận khen thưởng các cơ sở thực hiện tốt, động viên khích lệ đội ngũ phát huy đạo đức lương tâm nghề nghiệp, trình độ chuyên môn góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giáo dục trên địa bàn quận.

Bà Lê Thụy Mỵ Châu – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, công tác thanh tra, kiểm tra góp phần vào thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2023-2024. Qua công tác thanh tra đã giúp kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh, xử lý những sai phạm, đồng thời biểu dương những tập thể, cá nhân thực hiện tốt.


TP.HCM s quyết lit thc hin hiu qu công tác thanh tra giáo dc trong năm hc này

Điểm nổi bật trong công tác thanh tra năm học 2022-2023 đã tổ chức hiệu quả các cuộc kiểm tra đột xuất, thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng kế hoạch đề ra nhằm giám sát quá trình hoạt động của các đơn vị, kịp thời chấn chỉnh, ngăn ngừa và xử lý sai phạm. Hoạt động tiếp công dân được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định, giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị, tạo được sự đồng thuận của người dân…

Tuy nhiên, bà Lê Thụy Mỵ Châu thẳng thắn, báo cáo của thanh tra thành phố, thanh tra Sở Giáo dục cho thấy số lượng đơn thư trong ngành khá cao. Bà đề nghị các đơn vị quan tâm nội dung xử lý những thông tin qua phương tiện thông tin truyền thông, phản ánh của phụ huynh học sinh, dư luận xã hội… Sở GD-ĐT sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục. Tập trung thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục, phối hợp giữa thanh tra và các cơ quan, tổ chức liên quan để hoàn thiện nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra.

Bà đề nghị các trưởng phòng giáo dục, hiệu trưởng các nhà trường rà soát các nội dung trong 37 cuộc thanh tra sẽ được Sở GD-ĐT TP.HCM thực hiện trong năm học 2023-2024. Phần lớn các nội dung thanh tra sẽ tập trung thanh tra việc thực hiện Nghị định 24 đối với các trường mầm non, phổ thông công lập; kiểm tra thực hiện Chỉ thị 10 về phòng chống tham nhũng; thanh, kiểm tra các cơ sở giáo dục về công tác lựa chọn sách giáo khoa; kiểm tra thực hiện Chương trình GDPT 2018; việc chấp hành luật dân chủ cơ sở…

Trong đó, phòng giáo dục cần chú trọng nâng cao nhận thức, vai trò lãnh đạo, nhất là người đứng đầu. Quan tâm chỉ đạo cụ thể hơn, sát sao hơn, hiệu quả về công tác kiểm tra. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác thanh tra trong tiến trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Tổ chức thanh tra, kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm; tập trung thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo về giáo dục và đào tạo. Chấn chỉnh xử lý kịp thời, nghiêm túc tiêu cực…

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT yêu cầu mỗi cán bộ quản lý, giáo viên cần tự nhìn lại và đánh giá kết quả của đơn vị trong năm học vừa qua để tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế tồn tại. Tăng cường hơn nữa công tác quản trị nhà trường, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị nhằm khắc phục sớm, ngăn chặn từ đầu.

Mỗi cán bộ quản lý cần tiên phong gương mẫu, nhất là công tác tuyên truyền đến giáo viên, phụ huynh học sinh những vấn đề có liên quan để tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

“Quan điểm của Sở GD-ĐT là ngăn ngừa ngay từ đầu không để đến khi trở thành sai phạm” – bà Lê Thụy Mỵ Châu nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, năm học 2023-2024, thanh tra sở đã tổ chức 27 cuộc thanh tra, kiểm tra với 95 đơn vị, thực hiện 18 cuộc kiểm tra đột xuất đối với 27 đơn vị. Qua đó đã ban hành 14 quyết định xử phạt hành chính với các tổ chức, cá nhân tự ý thành lập cơ sở giáo dục khi chưa được cấp phép, tổ chức ngoài địa điểm được cấp phép, vi phạm quy định tuyển sinh với tổng số tiền trên 254 triệu đồng. Trong năm học, thanh tra sở đã tiếp nhận và xử lý 446 đơn thư bao gồm 41 đơn khiếu nại, 145 đơn tố cáo, 260 đơn phản ánh, kiến nghị…

Đ Khương Yến

Bình luận (0)