Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Lợi và hại của việc nghỉ hưu

Tạp Chí Giáo Dục

Thực tế, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy sức khỏe có thể giảm sút đáng kể sau khi nghỉ hưu.
Người nghỉ hưu mắc phải nhiều vấn đề về tâ lý và sức khỏe cần vượt qua – Ảnh: Shutterstock
Một số người đã từng biết đến có cảm giác tuyệt vọng hoặc lâm trọng bệnh khi đến tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi liệu khi rời khỏi công việc có thực sự xấu cho sức khỏe?
Dưới đây là những mặt tiêu cực của việc nghỉ hưu đối với cơ thể và tâm trí
Vấn đề tài chính. Cách rõ ràng nhất của việc nghỉ hưu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là làm giảm thu nhập. Cho dù trước đó bạn có kế hoạch tích lũy đầy đủ cho những năm nghỉ hưu, nhưng sự thật sau khi về hưu nhiều người vẫn phải chịu đựng nền kinh tế eo hẹp, tiền bạc thiếu trước hụt sau và chất lượng cuộc sống từ đó cũng giảm sút. Bạn sẽ phải đắn đo suy nghĩ khi muốn chi tiêu trong việc mua thực phẩm bổ dưỡng hoặc dành tiền cho việc tập luyện môn thể thao nào đó. Căng thẳng tài chính có thể làm tăng tình trạng sản xuất hóc môn cortisol của cơ thể, một hiệu ứng gây tổn hại cho tuổi thọ nói chung.
Theo About, một báo cáo được công bố trên tạp chí Y tế dự phòng của Mỹ đầu năm 2015 cho thấy ảnh hưởng của mất việc làm và áp lực tài chính đối với người Mỹ trung niên khá bi thảm. Tỷ lệ tự tử ở những người trong độ tuổi từ 40 – 64 có chiều hướng tăng kể từ năm 2005-2010, với tỷ lệ tự tử do căng thẳng tài chính và mất việc trong thời buổi kinh tế khó khăn lên đến con số từ 32,9% – 37,5%.
Hỗ trợ xã hội ít hơn. Khi công việc hằng ngày kết thúc, các lĩnh vực hoạt động xã hội có thể bị thu hẹp. Nếu những người không có quan hệ gia đình lành mạnh hoặc các mối quan hệ gần gũi với bạn bè, có thể cảm thấy bị cô lập và cô đơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc gắn kết xã hội, góp phần kéo dài tuổi thọ của con người.
Mất phương hướng. Nhiều người cảm thấy công việc hoặc nghề nghiệp của họ cung cấp cho họ những mục đích và phương hướng trong cuộc sống, thậm chí công việc đó còn mang ý nghĩa sâu sắc đóng góp cho xã hội. Nếu về hưu, họ cảm nhận mình trở nên vô dụng, từ đó xuất hiện tâm trạng chán nản.
Nhanh già. Khi cảm thấy chán nản, cô đơn, phiền muộn, những dấu hiệu lão hóa sẽ nhanh chóng ập đến, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Tuy nhiên, ngoài những mặc tiêu cực trên, việc nghỉ hưu cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Theo một nghiên cứu được công bố trên The Journals of Gerontology Series B năm 2010, những người có công việc thường xuyên can thiệp vào hạnh phúc gia đình báo cáo có cảm xúc tốt hơn (và ít trầm cảm) sau khi nghỉ hưu. Và trong nghiên cứu này, đàn ông được biết đến có tình trạng tốt hơn so với phụ nữ.
Phản ứng tốt với nghỉ hưu. Trong khi việc chuẩn bị tài chính là một phần quan trọng trước khi nghỉ hưu (ngay cả ở người có lương hưu hoặc có một tài khoản khá lớn trong sổ tiết kiệm), thì họ vẫn phải đấu tranh với sự thay đổi khi về hưu, nhưng những người có quan điểm tích cực luôn có khả năng đối phó hoàn hảo trước mọi sự thay đổi.
Nhẹ nhàng thoát khỏi công việc. Một trong những cách đơn giản nhất để thoát khỏi cảm xúc tiêu cực khi chuẩn bị nghỉ hưu là dần dần hạn chế công việc bằng cách đàm phán một giải pháp làm bán thời gian tại nơi làm việc hiện tại.
Tập trung vào sở thích. Tích cực tìm kiếm những lợi ích, sở thích và các cơ hội tình nguyện để giữ cho tâm trí luôn hoạt động là cách giúp tránh được cảm giác buồn chán sau khi nghỉ hưu. Theo các chuyên gia tâm lý, thật ra nghỉ hưu là thời gian tuyệt vời để nhìn lại cách sống của mình để từ đó thúc đẩy những lợi ích của sức khỏe. Luôn nhớ rằng những thói quen hằng ngày như thiền chánh niệm cũng có thể giúp đối phó hữu hiệu với sự thay đổi, và tăng cường khả năng phục hồi trong giai đoạn mới của cuộc sống.
Lam Nghi 
(TNO)

Bình luận (0)