Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Đậu ĐH chưa bao giờ dễ như bây giờ!

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 2015 là năm đu tiên B GD-ĐT t chc k thi THPT quc gia vi hai mc đích: xét tt nghip THPT và xét tuyn vào ĐH, CĐ. Mt k thi vi “mc tiêu kép” đưc xem là bưc đt phá trong đi mi thi c, là một khâu quan trng ca l trình đi mi, với mc tiêu đ ra giúp hc sinh gim áp lc, bt tn kém cho gia đình và xã hi, ch d mt k thi và s dng kết qu cho nhiu mc đích.


Thí sinh làm th tc trưc khi vào phòng thi trong k thi tt nghip THPT năm 2023. Ảnh: Én Bông

Sau gần 10 năm áp dụng, kỳ thi “2 trong 1” đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập từ việc xét học bạ sớm đến các khâu ra đề, coi thi, chấm thi… khiến nhiều người đặt ra câu hỏi “nên giữ hay nên bỏ thi tốt nghiệp”, “nên thi chung hay nên giao về cho từng địa phương”? Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết chủ trương chung từ Thủ tướng Chính phủ là phân cấp. Cái gì phân cấp được là phân cấp, việc nào nơi nào làm tốt được thì nơi đấy làm. Còn thời điểm phân cấp cho các tỉnh tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT thì đến thời điểm này Bộ GD-ĐT chưa tính tới!

Tốt nghiệp THPT gi như tấm vé… để qua trạm

Tôi cho rằng câu trả lời như thế chưa thỏa đáng, thiếu sự nhất quán. Thử hỏi 63 tỉnh/thành trên cả nước đã tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp ra sao? Sở GD-ĐT TP.HCM và Sở GD-ĐT TP.Hà Nội đã làm tốt hay chưa? Có thể thí điểm phân cấp, phân quyền ở một số tỉnh/thành được không? Đại diện Bộ GD-ĐT cũng cho rằng nếu để mỗi tỉnh tự ra đề thì mức độ khó, dễ khác nhau, khó có thể đảm bảo sự công bằng. Thế nhưng việc cho phép các trường ĐH lấy điểm học bạ để xét tuyển ĐH thì càng không thể công bằng vì điểm số đánh giá học sinh của từng trường phổ thông không giống nhau. Hiện nay có nhiều phương thức xét tuyển ĐH, nhưng duy nhất phương thức xét điểm thi tốt nghiệp là “muộn”. Chính việc tổ chức xét tuyển sớm với nhiều phương thức như xét tuyển học bạ, ưu tiên xét tuyển, thi đánh giá năng lực… để giảm áp lực thi cử, gia tăng cơ hội đậu ĐH, cũng đồng thời dẫn tới việc học sinh chẳng còn tha thiết với kỳ thi tốt nghiệp THPT, tâm lý học lệch, học “chống liệt”, học để đối phó khiến chất lượng dạy và học ở bậc THPT không bảo đảm.

Sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp THPT, phân tích kết quả đối sánh mức chênh lệch giữa điểm thi và điểm học bạ của các tỉnh/thành lại dấy lên lo ngại nảy sinh tiêu cực lạm phát điểm số, “làm đẹp” học bạ. Nguyên do có thể vì thầy cô “nương tay”, cho điểm số tốt để động viên, khuyến khích học sinh, tạo điều kiện cho các em “gỡ điểm”… Bên cạnh đó, kết quả thi “cầm hơi” của các em cũng tạo ra sự “lệch pha” giữa việc học và việc thi. Tốt nghiệp THPT giờ đây như một tấm vé để qua trạm, quan trọng là đậu trường nào mà thôi! Việc kết hợp “mục tiêu kép” vừa xét tốt nghiệp, vừa tuyển sinh ĐH chẳng khác gì một sự “ép uổng” học sinh phải vào ĐH, không đậu cũng “uổng”, dường như đang đi ngược lại với định hướng phân luồng trong giáo dục.

Nên giữ hay nên bỏ thi tốt nghiệp THPT?

Tôi cho rằng không nên duy trì kỳ thi “2 trong 1” vì nó đang xa rời mục tiêu ban đầu. Giao lại việc xét tốt nghiệp THPT cho từng địa phương cũng không có gì vướng mắc, giống như việc công nhận hoàn thành tốt nghiệp THCS đã và đang làm hiện nay. Còn việc các trường ĐH có lấy kết quả thi tốt nghiệp để tuyển sinh hay không tùy thuộc vào độ tin cậy của kết quả đó, tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của từng trường ĐH. Cũng như các trường ĐH có thể tổ chức kỳ thi riêng hoặc đưa ra nhiều phương thức xét tuyển phù hợp. Trong bối cảnh hiện nay, khi chưa thể bỏ hẳn kỳ thi tốt nghiệp THPT thì nên tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT nhẹ nhàng và ít tốn kém hơn. Muốn như thế thì Bộ GD-ĐT không nên “ôm đồm”, tránh can thiệp sâu vào công tác thi và tuyển sinh của các trường ĐH vì mỗi trường ĐH đào tạo theo yêu cầu riêng. Mục đích tổ chức một kỳ thi là để chọn được đúng người, đánh giá đúng năng lực thí sinh chứ không phải để giảm nhẹ áp lực hay bớt tốn kém chi phí. Nên trả kỳ thi tốt nghiệp THPT về đúng vị trí, phục vụ cho mục đích chính là đánh giá quá trình học phổ thông và trước hết là để xét tốt nghiệp.

Hc và thi cn đng b

Chỉ hai năm nữa, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ áp dụng đại trà cho khối lớp 5, lớp 9 và lớp 12 vào năm học 2024-2025. Bộ GD-ĐT cũng đã công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, trong đó thí sinh học chương trình THPT dự thi 6 môn gồm: 4 môn học bắt buộc là ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử và 2 môn học lựa chọn. Thí sinh học chương trình GDTX bậc THPT dự thi 3 môn học bắt buộc gồm: Ngữ văn, toán, lịch sử và 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học. Phương thức tổ chức thi chung đề, chung đợt. Bộ GD-ĐT cho rằng, từ năm 2025 việc tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả, đảm bảo đánh giá được năng lực của học sinh theo chuẩn đầu ra của chương trình. Quy trình tổ chức thi vẫn giữ ổn định. Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chỉ đạo chung, ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức kỳ thi, ra đề thi, quy định lịch thi chung… Các địa phương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thi theo lịch thi chung của Bộ GD-ĐT và xét công nhận tốt nghiệp THPT; thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương.

Năm học vừa qua, học sinh lớp 10 gặp không ít khó khăn khi tiếp cận chương trình mới, cũng như việc chuyển đổi tổ hợp môn. Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, học sinh nếu có nguyện vọng chuyển đổi môn học lựa chọn chỉ có thể chuyển đổi vào thời điểm cuối năm học, nếu được nhà trường chấp thuận cho chuyển đổi thì học sinh sẽ tự bổ sung kiến thức ở lớp trước đó. Liệu rằng với kiến thức của cả một năm học thì học sinh phải tự bổ sung kiến thức ra sao là điều không hề đơn giản? Việc không định hướng ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc lựa chọn sau này. Nhưng làm sao học sinh và phụ huynh có thể lựa chọn tốt khi mà phương án thi cử “xoay mòng mòng”, lúc chung lúc riêng, nay xét môn này mai xét môn kia. Nếu như vẫn giữ cách thức tuyển sinh theo khối thi truyền thống (khối A, B, C, D) thì việc chọn dự thi 2 môn học lựa chọn sao đây cũng là việc phải đắn đo, suy nghĩ. Chương trình giáo dục phổ thông mới được thiết kế theo hướng phát triển năng lực, vì thế cũng cần ra đề thi theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Sự ổn định của môn thi, đề thi là điều cần thiết. Để giáo viên và học sinh chủ động trong quá trình dạy học và ôn thi, Bộ GD-ĐT nên công bố đề thi tham khảo bắt đầu từ năm học này để làm cơ sở cho giáo viên và học sinh định hướng ôn tập, chứ không nên để còn vài tháng trước khi thi mới công bố đề mẫu. Đổi mới thì cần phải có lộ trình, đồng bộ, nhất quán. Xây dựng lộ trình cần phải rõ ràng, khả thi, hiệu quả, kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thiết nghĩ ngoài phương án thi 6 môn như đã công bố thì Bộ GD-ĐT cũng nên xem xét phương án thi một bài thi đánh giá năng lực chung cho nhiều môn. Đây cũng là xu hướng mà một số trường ĐH đang thực hiện.

Lâm Vũ Công Chính

Bình luận (0)