Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Rèn luyện để trở thành công dân toàn cầu

Tạp Chí Giáo Dục

Thi đi hi nhp đòi hi ngưi lao đng không ch có kiến thc mà còn phi có nhiu k năng đ tr thành ngun nhân lc cht lưng cao. Mun đt đưc điu này, ngay t bây gi các bn tr phi hc tp, rèn luyn đ làm sao khi ra trưng có công vic tt, tr thành công dân toàn cu.


Chuyên gia tâm lý Vũ Thin Toàn trao đi vi hc sinh cách đ rèn luyn bn thân trong thi k hi nhp

Phi hc tp sut đi

Ông Trần Anh Tuấn (Chuyên gia dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động) cho biết, hiện nay là thời kỳ hội nhập và tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để không bị bỏ lại phía sau, chúng ta phải rèn luyện cho mình bản lĩnh, sự tự tin, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách để hướng đến thành công. Muốn làm được điều này không gì khác là chúng ta phải học. Bên cạnh con đường học đại học, chúng ta cũng có thể học trung cấp, cao đẳng, hay học nghề, miễn làm sao có được nghề nghiệp vững vàng. Bởi khi có nghề nghiệp, chúng ta mới có thể tạo ra được nguồn thu nhập, mang lại giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội. Nếu không có nghề nghiệp, chúng ta chỉ là lao động phổ thông, giậm chân tại chỗ, thậm chí bị sa thải bất cứ lúc nào. Ngược lại, nghề nghiệp sẽ giúp chúng ta có vị trí nhất định trong cơ quan, doanh nghiệp…

Theo ông Tuấn, có nghề nghiệp thôi thì chưa đủ, những học sinh thuộc thế hệ gen Z ngày nay phải có nhiều kỹ năng như giao tiếp, ngoại ngữ, tin học… “Thời đại công nghệ phát triển, các em phải biết sử dụng công nghệ. Cùng với đó là khả năng ngoại ngữ phải giỏi. Hai yếu tố này không chỉ giúp các em có thể đi bất kỳ đâu trong nước mà còn ra nước ngoài hội nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu”, ông Tuấn cho hay.

Khác với trước đây, khi cầm tấm bằng trong tay là chúng ta có thể đi xin việc với vai trò người làm thuê. Ngày nay mọi thứ đã thay đổi, chúng ta có thể tự làm chủ bằng cách khởi nghiệp bằng chính cái nghề mà mình đang có. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công, chúng ta phải có bản lĩnh, phải biết vượt qua khó khăn, chấp nhận thất bại. “Người thành công là người không hơn thua với người khác, làm việc gì cũng cân nhắc kỹ lưỡng, có đạo đức, thái độ tốt. Đặc biệt, khi lựa chọn bất cứ thứ gì phải dựa vào đam mê, sở thích… Có như vậy, chúng ta mới có động lực đứng dậy sau vấp ngã”, ông Tuấn khuyên.


Đ không b b li phía sau trong k nguyên s, các em hc sinh phi không ngng hc tp đ có ngh nghip, k năng tt

Chưa hết, ông Tuấn nhấn mạnh, thời kỳ này là thời kỳ chúng ta phải học tập suốt đời. Có nghĩa là dù học bất cứ bậc học nào (trung cấp, cao đẳng, đại học…), ra trường chỉ là bước ngoặt để chúng ta bước vào thị trường lao động. Trong quá trình làm việc, dù được ưu ái, thăng tiến trong công việc thì bản thân chúng ta vẫn phải không ngừng học tập. Học ở đây không chỉ là học kiến thức, học lên thạc sĩ, tiến sĩ… mà còn phải học cách làm người. “Chúng ta phải sống lương thiện, nhân hậu, có lòng khoan dung, độ lượng… Người có bằng cấp cao chưa chắc đã hạnh phúc, nhưng người sống đẹp là người được người khác trân trọng, quý mến và sẽ vô cùng hạnh phúc”, ông Tuấn nhìn nhận.

Làm ch công ngh tiên tiến

Chuyên gia tâm lý Vũ Thiện Toàn cho rằng, giai đoạn hiện tại và trong tương lai, muốn trở thành công dân toàn cầu, chúng ta phải chuẩn bị nhiều thứ như: Ngoại ngữ, tính kỷ luật, am hiểu những nền văn hóa… Đây là những điều bắt buộc, bất cứ ai cũng cần phải có. Nhưng đối với đối tượng học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, muốn phấn đấu để hội nhập phải chuẩn bị hai yếu tố tiên quyết. Cụ thể, điều đầu tiên mà các em phải chuẩn bị là tinh thần ham học. Đây là yếu tố quan trọng, vì ngày nay yêu cầu con người phải có trình độ, nếu không có chúng ta sẽ không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống cũng như yêu cầu nguồn nhân lực. Thứ hai, các em phải biết cách làm chủ công nghệ. Theo đó, làm chủ công nghệ tức là chúng ta điều khiển công nghệ để nó phục vụ cho mình chứ không phải để nó điều khiển ngược lại mình. Các em phải biết sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại đồng thời biết sử dụng những phần mềm, phương tiện được sản sinh dựa trên nền tảng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chúng ta làm chủ công nghệ, từ đó công nghệ sẽ phục vụ cho lợi ích chính cuộc sống cũng như nghề nghiệp trong tương lai của chúng ta. “Nếu các em đáp ứng được hai yếu tố trên thì việc trở thành công dân toàn cầu sẽ dễ dàng, thuận lợi”, ông Toàn khẳng định.

Ông Toàn cho biết thêm, khi làm chủ công nghệ, chúng ta sẽ biết cách sử dụng và vận hành nó. Từ đó chúng ta sẽ phân định được đâu là điều đúng, đâu là điều sai để so sánh, đối chiếu. “Hiện nay các trang mạng xã hội như: YouTube, TikTok… có nội dung tốt nhưng cũng có nội dung xấu. Khi chúng ta biết làm chủ công nghệ thì sẽ biết được thông tin nào không nên xem để bỏ qua, còn nội dung tốt sẽ xem. Nếu chúng ta biết cách sử dụng công nghệ tốt thì sẽ không gặp rắc rối, vì việc biết công nghệ sẽ giúp chúng ta biết sử dụng phần mềm và từ đó ngăn chặn thông tin xấu.

Thời gian qua, một số bạn trẻ mắc bệnh tâm lý do ảnh hưởng bởi công nghệ. Khi tiếp cận nội dung xấu, các em sẽ có những suy nghĩ, hành động tiêu cực. “Để tránh tình trạng này, những em dưới 16 tuổi khi sử dụng điện thoại, máy tính phải cài đặt phần mềm dành cho trẻ em để sàng lọc thông tin xấu, độc hại. Bản thân các em phải tự bảo vệ mình, phụ huynh phải bảo vệ con để làm sao các em luôn tiếp cận với thông tin tốt. Nếu xem thông tin hay, tích cực sẽ giúp các em có năng lượng tốt, biết cách làm phong phú thêm đời sống, thêm ý chí cũng như nghị lực trong học tập”, ông Toàn nhấn mạnh.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)