Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hạn chế chuyển trường giữa học kỳ, trừ trường hợp đặc biệt

Tạp Chí Giáo Dục

Giám đc S GD-ĐT TP.HCM Nguyn Văn Hiếu va đ ngh các trưng hn chế thc hin chuyn trưng gia hc k I, tr trưng hp hết sc đc bit…


Hin vn còn tình trng ph huynh có quan đim chn trưng “lót” xa nhà đ d đu, sau đó xin chuyn trưng trong quá trình hc tp (nh minh ha)

Chn nguyn vng “lót” d trúng tuyn ri… xin chuyn trưng

Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập hàng năm, để hạn chế tình trạng học sinh và phụ huynh đăng ký nguyện vọng xa nhà để dễ trúng tuyển, sau đó trong quá trình học lớp 10 sẽ làm đơn xin chuyển về trường gần hơn, thời gian qua Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp như siết chặt công tác tư vấn; đưa bản đồ GIS – bản đồ số về khoảng cách nguyện vọng vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập; yêu cầu phụ huynh, học sinh cam kết khi chọn nguyện vọng xa…

Trên thực tế, thực trạng này đã giảm đáng kể song vẫn còn một số trường hợp cá biệt. Đơn cử như năm học 2022-2023, thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM cho thấy có tới 30% học sinh trúng tuyển vào lớp 10 một trường THPT công lập tại huyện Bình Chánh song không đăng ký nhập học với lý do trường xa nhà, làm ảnh hưởng đến công tác tổ chức giảng dạy của nhà trường. Nhiều học sinh ở quận Tân Phú nhưng lại chọn nguyện vọng trường THPT công lập ở huyện Bình Chánh… Hiệu trưởng nhiều trường THPT công lập nhìn nhận, trong quá trình học vẫn còn một số trường hợp cá biệt phụ huynh có tư tưởng chuyển trường cho con. Điều này do ngay từ ban đầu trong quá trình đăng ký nguyện vọng, phụ huynh đã có tư tưởng chọn trường THPT công lập “lót” xa nhà để dễ trúng tuyển, sau đó xin chuyển trường trong quá trình học. “Trước đây, sau học kỳ I, số học sinh lớp 10 của trường xin chuyển đi trường khác có khi lên đến 50 em, “rỗng” cả trường. Sau khi siết việc đăng ký nguyện vọng cũng như nhà trường làm chặt chẽ hơn việc chuyển trường thì con số này chỉ còn vài trường hợp cá biệt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tâm lý phụ huynh cho rằng cứ chọn một trường THPT công lập nào có điểm đầu vào thấp để dễ trúng tuyển, học một học kỳ rồi xin chuyển trường. Năm học này, khi nhà trường tư vấn cho phụ huynh lựa chọn tổ hợp môn học lựa chọn vào đầu năm lớp 10, có trường hợp phụ huynh nói thẳng rằng: chọn đại một tổ hợp nào đó đi, hết học kỳ I xin chuyển đi trường khác rồi”, thầy Vũ Quốc Phong (Hiệu trưởng Phân hiệu Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm) cho biết.

Ông Nguyễn Bảo Quốc (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) thừa nhận, thực tế vẫn còn tình trạng học sinh khi đặt nguyện vọng tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập thì chọn một trường “lót” xa nhà ở nguyện vọng 3 để dễ trúng tuyển, sau đó học hết học kỳ I lớp 10 thì xin chuyển trường.

Ông Quốc cho hay, thời gian qua, Sở GD-ĐT TP.HCM luôn có những chỉ đạo tránh trường hợp này. Trên bản đồ GIS, nếu Sở GD-ĐT muốn “khóa” các nguyện vọng xa nhà thì rất dễ. Tuy nhiên còn liên quan đến các vấn đề xã hội, nhiều phụ huynh kiên quyết lựa chọn như vậy. “Hàng năm, với các trường hợp phụ huynh, học sinh kiên quyết đăng ký nguyện vọng xa nhà thì Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của sở luôn hướng dẫn các trường yêu cầu phụ huynh, học sinh phải làm bản cam kết không được chuyển trường trong quá trình học vì lý do xa nhà. Trường hợp học sinh lớp 10 có nguyện vọng chuyển trường, các trường THPT công lập có thể liên hệ với trường THCS trước đó học sinh theo học để tìm hiểu về vấn đề này, trao đổi trực tiếp với phụ huynh, xem xét giải quyết nếu phụ huynh, học sinh gặp khó khăn thực sự”, ông Quốc đề nghị.

Hn chế song không nên cng nhc

Năm học 2022-2023, năm đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực hiện ở bậc THPT với những yêu cầu về việc chọn nhóm môn học lựa chọn ngay từ đầu năm lớp 10 đã dẫn đến một số tình huống phát sinh khi học sinh chuyển trường. Ông Nguyễn Văn Hiếu (Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay, hiện nay Bộ GD-ĐT mới chỉ có hướng dẫn về việc chuyển đổi môn học lựa chọn với học sinh lớp 10. Riêng việc chuyển trường trong chương trình mới, hiện Bộ GD-ĐT chưa có hướng dẫn cụ thể, việc chuyển trường vẫn thực hiện theo Thông tư 51 của Bộ GD-ĐT, quy định việc chuyển trường chỉ thực hiện với 2 lý do: học sinh thay đổi nơi ở theo cha mẹ; có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.


Lãnh đo S GD-ĐT TP.HCM đ ngh các trưng hn chế cho hc sinh chuyn trưng, song cũng không nên cng nhc (nh minh ha)

Theo ông Hiếu, việc chuyển trường sẽ gây xáo trộn cho các trường, do đó cần hạn chế chuyển trường ở lớp 10 vào giữa học kỳ I. Tuy nhiên, do nguyện vọng của phụ huynh, điều kiện thay đổi nơi ở hoặc hoàn cảnh khó khăn mà có nguyện vọng chuyển trường thì nhà trường cần phải xem xét, nghiên cứu, chia sẻ với phụ huynh, đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Việc thay đổi cũng phải phù hợp với các nhóm môn học mà trước đó các em đã chọn để có sự phù hợp. “Chúng ta đừng cứng nhắc, nói rằng trước đó Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã tư vấn kỹ trong việc chọn trường rồi mà sao giờ lại thay đổi chuyển trường. Bởi chỉ khi phụ huynh, học sinh khó khăn mới xin chuyển trường, nhà trường cần phải xem xét để đảm bảo quyền lợi của học sinh, chỉ trừ những trường hợp chuyển trường mà không thực sự thỏa đáng. Với những trường hợp học sinh có nguyện vọng chuyển trường, trường nơi ký nhận phải liên hệ với trường học sinh đang theo học, xem các em học như thế nào, thái độ học tập ra sao, việc chuyển trường có phù hợp không. Hai hiệu trưởng thống nhất, đừng để gây áp lực với trường học sinh đang theo học…”, ông Hiếu đề nghị.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

Bình luận (0)