Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đưa cải lương tuồng cổ vào trường học

Tạp Chí Giáo Dục

Ch đng đi mi phương pháp dy hc khi trin khai Chương trình giáo dc ph thông 2018, nhiu trưng hc ti TP.HCM đã mnh dn đưa các trích đon ci lương tung c vào tiết hc môn hot đng tri nghim – hưng nghip cho hc sinh lp 10.


Nhiu trưng hc ti TP.HCM mnh dn đưa ci lương tung c vào gii thiu vi hc sinh đã to ra s thích thú cho các em

Đi mi cách hc

Mới đây, lần đầu tiên Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3) đưa các trích đoạn cải lương tuồng cổ vào nhà trường cho học sinh trải nghiệm trong giờ sinh hoạt đầu tuần. Điều đặc biệt là không chỉ dừng lại ở việc xem, nghe giới thiệu về loại hình nghệ thuật độc đáo này, học sinh còn được trực tiếp tham gia trải nghiệm, hóa thân vào các nhân vật trong nhiều trích đoạn khiến các em vô cùng thích thú. “Đây là lần đầu tiên em được mặc thử trang phục biểu diễn của các nghệ sĩ cải lương, được trang điểm sắm vai một nhân vật lịch sử. Điều này thực sự thú vị vì trước giờ em chỉ được xem cải lương trên ti vi nên khi được trải nghiệm giúp em hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật này, hiểu thêm về các nhân vật lịch sử”, Trần Thu Hường (một học sinh lớp 10) bày tỏ. Theo Trần Thu Hường, cách học trải nghiệm này không chỉ giúp bài học trở nên sinh động, thú vị mà còn giúp học sinh hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc.

Đưa cải lương tuồng cổ vào trường học cũng là cách thức được Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh) thực hiện thông qua trích đoạn cải lương kinh điển “Khói lửa biên thùy”. Với cách thức này đã giới thiệu đến học sinh trong trường loại hình nghệ thuật truyền thống, giúp các em được trải nghiệm và hiểu hơn về lịch sử qua một sắc thái khác. Thầy Tô Lâm Viễn Khoa (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định) chia sẻ, việc đưa cải lương tuồng cổ vào trường học hiện đang được nhà trường thực hiện lồng ghép trong hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở lớp 10. Ngoài việc mở rộng không gian lớp học, làm mới giờ học, hoạt động trên còn mang thêm những màu sắc sinh động, giúp học sinh hiểu hơn về loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc, hiểu thêm về các giá trị văn hóa, lịch sử. “Không đơn thuần là các nội dung thuần túy, hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp cho phép giáo viên và nhà trường lồng ghép đa dạng các kiến thức văn hóa, xã hội, lịch sử đến học sinh để gia tăng thêm cho học sinh những hiểu biết, kiến thức mới. Ngoài cải lương tuồng cổ, trong học kỳ II năm học này, nhà trường sẽ đưa thêm nhiều loại hình nghệ thuật cũng như ngành nghề thủ công truyền thống vào trường giới thiệu với học sinh, nhằm giúp các em bổ sung kiến thức và có ý thức tự hào, biết bảo tồn, phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc”, thầy Tô Lâm Viễn Khoa cho biết.

Nhiu giá tr giáo dc đc sc

Nghệ sĩ Hoàng Quốc Thanh (thành viên Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long) bày tỏ, việc đem các trích đoạn cải lương tuồng cổ đến với học sinh không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn bộ môn nghệ thuật này mà qua đó còn tái hiện những trang sử hào hùng của dân tộc, giáo dục học sinh lòng yêu nước, tinh thần xả thân vì Tổ quốc khi còn ngồi trên ghế nhà trường. “Cải lương tuồng cổ thường được xem là nghệ thuật của người già. Đôi khi người trẻ ít mặn mà vì chưa hiểu sâu, hiểu hết những giá trị giáo dục sâu xa mà nghệ thuật này mang lại. Chính vì vậy, việc đưa nghệ thuật này đến với học sinh mang đến rất nhiều giá trị, để loại hình nghệ thuật này được giới thiệu rộng rãi hơn đến công chúng trẻ, từ đó biết giữ gìn và bảo tồn”, nghệ sĩ Hoàng Quốc Thanh nói.

Cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn) nhìn nhận, đưa nghệ thuật cải lương tuồng cổ vào trường học được nhà trường xem như một trong những hình thức đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp bộ môn lịch sử trở nên gần gũi, dễ nhớ hơn với học sinh. “Không chỉ dừng lại ở các giá trị văn hóa, qua các trích đoạn cải lương rõ ràng nhiều giá trị lịch sử đã được tái hiện một cách sinh động, mới mẻ. Chính cách tiếp cận này giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn, khiến việc học lịch sử không còn khô khan, nhàm chán. Đây cũng là hướng đi được nhà trường đẩy mạnh khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018”, cô Bùi Minh Tâm nhấn mạnh.

Sau khi xem các trích đoạn cải lương tuồng cổ, học sinh được chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, tương tác với các nghệ sĩ. Thầy Trương Minh Đức (giáo viên môn ngữ văn, Trường THPT Lê Quý Đôn) đánh giá, quá trình tương tác này giúp các em có thêm kiến thức về văn hóa, lịch sử chứ không phải chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. “Chương trình giáo dục phổ thông 2018 hướng đến việc đa dạng các hoạt động trải nghiệm cho học sinh bằng nhiều hình thức như: Đổi mới trong giờ học, trong phương thức giảng dạy, tiếp cận học sinh; qua việc mở rộng không gian lớp học; qua việc giới thiệu thêm cho học sinh nhiều loại hình nghệ thuật… Học sinh được học thêm kiến thức thông qua những trải nghiệm. Từ chính những trải nghiệm đó từng bước giúp học sinh phát huy được phẩm chất, hình thành năng lực, để các giờ học trở nên thú vị, hứng thú với những bài học mà các em luôn coi là khô khan…”, thầy Trương Minh Đức cho biết.

Trước cải lương tuồng cổ, nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống đã được nhiều trường học tại TP.HCM mạnh dạn đưa vào nhà trường cho học sinh trải nghiệm như chèo, đờn ca tài tử, ca trù… mang đến sự thích thú cho các em. Ngoài việc đổi mới phương thức dạy học, đây cũng được xem là cách nhà trường bảo tồn, giữ gìn và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống đến học sinh.

Bài, ảnh: Long Quân

 

Bình luận (0)