Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Truy quét pháo lậu, cho mùa xuân an lành

Tạp Chí Giáo Dục

Đt pháo, buôn bán và tàng tr pháo đu là hành vi b cm. Thế nhưng năm nào cũng vy, c đến gn Tết Nguyên đán là tình trng pháo lu li phc tp. Thi gian qua, lc lưng chc năng liên tc bt gi các v vn chuyn, tàng tr pháo…


S pháo lu b lc lưng chc năng tnh Phú Yên bt gi

Bt gi hàng ngàn ký pháo lu

Những ngày cuối tháng 12-2022, lực lượng chức năng Quảng Trị liên tục bắt giữ nhiều vụ vận chuyển pháo trái phép. Cụ thể, chiều 25-12, các lực lượng chức năng đã tiến hành tuần tra khu vực xã Tân Long (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). Khi đến Km72+ 900 trên quốc lộ 9 thuộc thôn Làng Vây thì phát hiện ô tô biển số 74A-044XX đang lưu thông theo hướng Lao Bảo – Đông Hà có dấu hiệu nghi vấn. Qua kiểm tra, phát hiện trên xe chở 36 hộp pháo hoa nổ loại 49 ống, trọng lượng khoảng 57kg.

Tài xế Nguyễn Xuân Việt (48 tuổi, quê xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) khai nhận, mua số pháo trên của một người không quen biết để đưa về bán kiếm lời.

Khoảng 5 giờ 30 ngày 27-12, tại Km42+300 Quốc lộ 9 (thuộc thôn Khe Ngài, xã Đakrông, huyện Đakrông), Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công an huyện Đakrông phát hiện ô tô biển số 38A-157XX có dấu hiệu nghi vấn. Dừng kiểm tra xe ô tô do Trần Bá Diên (43 tuổi, thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) điều khiển, phát hiện 82 hộp pháo, tổng trọng lượng khoảng 113kg.

Tại Phú Yên, lúc 8 giờ ngày 10-12-2022, Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Yên phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Phú Yên tiến hành dừng và khám ô tô đầu kéo biển số 79H-012XX rơ-móoc 29R-514XX lưu hành theo hướng Bắc – Nam qua địa phận tỉnh Phú Yên, do ông Phạm Văn Cường (34 tuổi, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) điều khiển. Theo đó, phát hiện trên xe vận chuyển 1.700 viên pháo điện không khói; 800 viên pháo điện xoay tam giác do nước ngoài sản xuất.

Ông Cường cho biết, số pháo trên được vận chuyển từ Hà Nội vào TP.HCM để tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, lúc 19 giờ ngày 22-12-2022, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an tỉnh phối hợp Công an huyện Long Điền kiểm tra đột xuất một căn nhà trên đường Võ Thị Sáu (ấp Hải Sơn, xã Phước Hưng) do Vũ Duy Tân (41 tuổi) làm chủ. Theo đó thu giữ 262 bệ pháo hoa nổ do Trung Quốc sản xuất với tổng trọng lượng khoảng 450kg. Mở rộng điều tra, công an tạm giữ Dương Tấn Nghĩa (27 tuổi, ngụ huyện Long Điền) vì đã bán số pháo này cho Tân.

2 ngày sau, khoảng 11 giờ ngày 24-12, PC02 phối hợp Phòng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát trên Quốc lộ 51. Khi đến đoạn thuộc phường Mỹ Xuân (thị xã Phú Mỹ), lực lượng chức năng phát hiện nghi vấn nên yêu cầu dừng ô tô tải do Lê Văn Như Phương điều khiển. Tại đây, công an phát hiện 400 bệ pháo lậu (hơn 600kg) được cất giấu trong 20 bao tải.

Cuối tháng 12-2022, Công an TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã bắt giữ Hồ Quốc Phong (38 tuổi, ngụ P.2, TP.Bảo Lộc) về hành vi tàng trữ, vận chuyển pháo nổ. Khám xét ô tô, lực lượng công an phát hiện 349 hộp pháo hoa nổ, tổng trọng lượng khoảng 690kg. Phong khai nhận, số pháo trên mua tại cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước) với giá 600.000 đồng/hộp, sau đó vận chuyển về địa phương để bán kiếm lời trong dịp Tết Nguyên đán 2023.   

Khuya 12-12-2022, các lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh đã bắt giữ Lê Văn Sơn (39 tuổi, huyện Châu Thành) về tội vận chuyển pháo lậu. Theo đó, Sơn lái ô tô biển số 70H-035XX chở 800kg pháo. Sơn thừa nhận đang trên đường vận chuyển thuê số pháo nổ này cho một người tên Thiện và hẹn giao hàng ở Bình Dương. Sau đó, lực lượng chức năng đã bắt giữ Nguyễn Khánh Thiện (34 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) là chủ của lô pháo nổ trên, cùng Đào Phương Duy (36 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) là người mua pháo của Thiện khi cả hai cùng ra gặp Sơn để nhận pháo.

Trước đó hai ngày, Đồn biên phòng Vàm Trảng Trâu (tỉnh Tây Ninh) đã phối hợp cùng lực lượng phòng chống ma túy Công an huyện Châu Thành, Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm miền Nam phát hiện và bắt giữ gần 630kg pháo lậu tại khu vực biên giới.

Chơi pháo, coi chng mt tin, mt Tết

Trước năm 1995, cứ đêm 30 Tết là nhà nào cũng đốt pháo để đón giao thừa. Việc đốt pháo đêm giao thừa có nhiều cái hay nhưng cái dở nhiều hơn. Không chỉ là tốn kém tiền bạc mà còn gây tai nạn; rồi rác từ xác pháo, khói và mùi thuốc pháo gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, ngày 8-8-1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Chỉ thị nêu rõ, từ ngày 1-1-1995, nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa).

Mặc dù vậy, từ năm 1995 đến nay, cứ đến Tết Nguyên đán là một vài trường hợp vẫn lén lút đốt pháo nổ.

Từ thực tế này, Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã ra đời. Và theo Nghị định 137 thì người dân được đốt pháo trong dịp lễ tết nhưng chỉ có thể là… pháo hoa. Và theo khoản 1, điều 3 của nghị định này thì, pháo hoa là sản phẩm khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Đặc biệt, pháo hoa này chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo đó, với những trường hợp sử dụng pháo khác, người dân có thể bị phạt hành chính và nặng hơn là đi tù.

Cụ thể, căn cứ theo điểm i, khoản 3; điểm a, khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi đốt pháo trái phép có mức xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người nào sử dụng pháo gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Đối với tội danh này, người phạm tội có thể bị phạt cao nhất đến 7 năm tù.

Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có thể bị phạt tù từ 1 đến 5 năm, cao nhất có thể bị phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm.

Đối với các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ nếu không thuộc trường hợp tại Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Theo đó bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Mức phạt đối với các hành vi kể trên có thể lên đến 15 năm tù.

Đc Vit

 

Bình luận (0)