Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

15 năm nối nhịp cầu đưa sách đến học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

“Nhiu ln v các vùng thôn quê thc hin các d án h tr tr em, khi đưc hi v ưc mơ, các em thưng rt rè, ánh mt thiếu đi s t tin. Nhng lúc y, tôi li thy mình ngày xưa trong đó. Tôi nghĩ, sách là cách tt nht đem li cho các em kiến thc, k năng và s t tin. Đó là lý do sut 15 năm qua, tôi n lc đ ni nhp cu đưa sách đến vi các em” – anh Hoàng Trng Thy – Trưng văn phòng T chc Zhi-shan Foundation ti Vit Nam bc bch.


Anh Hoàng Trng Thy vi 15 năm lng thm làm cu ni đưa sách đến vi hc sinh min Trung

Sách m ra nhng chân tri tri thc

Phòng đọc của Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (TP.Đông Hà, Quảng Trị) trong giờ giải lao giữa hai giờ học có rất đông học sinh đến đọc sách. Cô Nguyễn Thị Thanh Tình – Hiệu trưởng nhà trường nói: “Năm học 2021-2022, lần đầu tiên, nhà trường có 2 học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh và 1 giải nhì cấp quốc gia trong cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc. Đó là thành quả đáng mừng sau bao nhiêu nỗ lực đưa sách đến gần hơn với học sinh”.

Tròn 29 năm công tác trong ngành giáo dục, từ Hiệu trưởng Trường TH Đông Giang đến Trường TH Nguyễn Bá Ngọc (đều ở TP.Đông Hà), giữa muôn vàn thiếu thốn về nguồn sách và cơ sở vật chất, cô vẫn luôn tìm cách khơi gợi lên trong học trò niềm yêu thích khám phá đời sống qua trang sách. “Ba năm trước, khi đang công tác ở Trường TH Đông Giang, tôi kết nối với anh Thủy, cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, thư viện được xây dựng hoàn thiện với hàng ngàn đầu sách. Tháng 6-2021, tôi về làm Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Bá Ngọc, tiếp tục đề nghị các cấp chính quyền và ngành đầu tư xây dựng thư viện và được đồng ý. Một lần nữa, trường nhận được sự hỗ trợ của anh Thủy. Để thúc đẩy phong trào đọc sách, nhà trường đối ứng mua thêm nhiều đầu sách bổ sung vào thư viện. Nhìn các em có không gian đọc thoải mái, tôi rất hạnh phúc. Sách không chỉ mang đến cho các em kiến thức mà còn giúp các em có thêm kỹ năng để ứng xử trong đời sống”.

Cô Lê Thị Hồng Nhi – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lộc Trì (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế) kể những năm trước, thư viện trường chỉ vỏn vẹn 40m2. Học sinh muốn đọc cũng không có chỗ để ngồi. Ở vùng quê thuần nông, cơ hội tiếp cận sách của các em luôn là điều khiến Ban Giám hiệu nhà trường trăn trở. Nhưng khó thì sẽ tìm cách”. Năm 2017, thư viện rộng hơn 100m2 được đầu tư xây dựng sau nhiều nỗ lực từ phía nhà trường. Năm đó, Tổ chức Zhi-shan cũng hỗ trợ đầy đủ trang thiết bị bên trong như bàn, ghế, sách… Đích thân anh Thủy truyền đạt phương pháp, bồi dưỡng tố chất đọc sách cho học sinh, tặng thêm giáo án để giáo viên tham khảo. “Học sinh có phương pháp đọc, đầu sách được phân loại khoa học kích thích sự đam mê của học sinh. Tiết đọc sách được bố trí ngay trong thời gian biểu. Giáo viên cũng thâm nhập để định hướng đọc cho học trò. Có sách, được đọc sách, các em không còn rụt rè mỗi khi cô giáo hỏi. Thay vào đó, các em trở thành trung tâm trong mỗi câu chuyện, bài học trên lớp, chất lượng các bài văn cũng được nâng cao rõ rệt”, cô Nhi bộc bạch.

Tròn 15 năm, dự án “Làm bạn với sách” đã có 466 trường học hưởng lợi với 282 thư viện thân thiện được xây dựng, 2.485 tủ sách lớp học được trao, tạo điều kiện cho khoảng 2,4 triệu lượt học sinh tại 6 tỉnh miền Trung (từ Nghệ An đến Quảng Ngãi) tiếp cận với sách hàng năm. Không chỉ đọc “suông”, dự án hướng dẫn học sinh dùng nhật ký đọc sách, sơ đồ tư duy, bản tóm tắt để ghi chép lại những gì đã đọc…

Thm lng ni nhng nhp cu

Ít ai biết, đằng sau những con số biết nói đó là một tấm lòng thầm lặng vì các thế hệ học sinh của anh Hoàng Trọng Thủy. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo hiếu học xứ Nghệ, anh Thủy đỗ vào Khoa Tiếng Trung, Trường ĐH Sư phạm Huế. Anh Thủy kể: “Hồi mới chân ướt chân ráo từ quê lên phố học, tôi thường tự ti về bản thân vì trình độ hiểu biết và kiến thức thua kém so với các bạn thành phố. Có những kiến thức các bạn đã đi rất xa, tôi lại mới bắt đầu tự mày mò học qua sách. Tôi đã phải nỗ lực gấp nhiều lần để bắt kịp các bạn”.


Hc sinh min Trung hào hng vi nhng cun sách Zhi-shan tng

Tri qua nhiu năm làm d án hc bng cho tr em, bn thân tôi nhn thy, các cháu b hc gia chng không phi vì nghèo, mà do không có hoài bão và đng lc hc tp. Xã hi bây gi rt phát trin, tôi nghĩ tr con cn đc sách sm. Đc sách s giúp các cháu hiu biết và t tin hơn, đc bit là hc sinh  các vùng nông thôn”, anh Thy tâm s.

Tốt nghiệp ĐH, cơ duyên đưa anh gắn bó với Văn phòng dự án Tổ chức Zhi-Shan Foundation tại Việt Nam (tổ chức phi chính phủ của Đài Loan). Nhiều năm làm công tác hỗ trợ trẻ em, anh đã gặp lại những đứa trẻ giống mình ngày xưa. Thương các em, anh nghĩ, sách là công cụ phù hợp để giúp các em nâng cao hiểu biết, mở rộng tầm nhìn và hình thành hoài bão. Anh quyết định đề xuất Zhi-shan xây dựng mô hình “Thư viện thân thiện” để đưa sách đến gần hơn với học sinh.

Năm 2008, dự án “Làm bạn với sách” đi vào hoạt động. “Tôi thấy các em học sinh có khả năng đọc rất tốt, vấn đề là cần tạo môi trường đọc tốt nhất để kích thích việc đọc ở các em”, anh Thủy nói. Vừa hỗ trợ sách, dự án còn cung cấp tài liệu hướng dẫn đọc sách, tổ chức tập huấn cho giáo viên và cán bộ thư viện. Nguồn sách được chọn lọc kỹ càng, đa dạng về nội dung và hình thức, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh.

Nhớ lại những ngày đầu, anh Thủy nói: “Cũng có lúc muốn dừng lại vì gặp quá nhiều khó khăn, thiếu đi sự đồng hành từ nhà trường và địa phương. Nhưng sau tất cả, tôi vui vì những nỗ lực của mình đã có thành quả nhất định. Nhiều trường học tiếp nhận dự án, giáo viên và học sinh hưởng ứng việc đọc rất hào hứng và thường xuyên”.

Thiên Phúc

Bình luận (0)