Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Trẻ nhập cư và nốt lặng mùa tựu trường

Tạp Chí Giáo Dục

Thi đim này, hc sinh đã tr li trưng sau k ngh hè nhưng vì nhiu lý do khác nhau, không ít tr nhp cư vn sm khuya mưu sinh thành ph, đưng đến trưng ngày càng hp li.


Tr theo m đi bán vé s

Có muôn vàn lý do khiến giấc mơ đến trường của các em phải tạm gác và không ai có thể trả lời được câu hỏi: Khi nào những đứa trẻ kia sẽ quay lại trường học?, kể cả chính bản thân và gia đình các em.

Đng khơi ni đau ca ngưi ln

Hè năm lớp 5, Nguyễn Văn Toàn (sinh năm 2011) theo mẹ từ Phú Yên vào TP.HCM bán vé số. Cứ tưởng hết hè lại về quê đi học tiếp, đùng một cái ba Toàn bị tai nạn giao thông, con đường học vấn của em phải tạm dừng vì những khoản nợ vay chữa chạy cho ba.

Nhắc đến chuyện học, nước mắt Toàn chực trào, vội quay mặt giấu đi cảm xúc. Chị Nguyễn Thị Nga, mẹ Toàn cho biết cuộc sống gia đình trước đây dù có thiếu trước hụt sau nhưng không tệ đến mức con phải nghỉ học. Ngày chồng chị Nga bị tai nạn giao thông, nhà cửa ruộng vườn bán hết để lấy tiền chạy chữa không đủ, vay thêm bên ngoài. Ổng không qua khỏi, lại thêm một đống nợ do lãi mẹ đẻ lãi con. Thấy cảnh gia đình, Toàn nằng nặc đòi nghỉ học ở lại thành phố bán vé số. Nghe vậy, ruột gan tôi đau như cắt nhưng kiên nhẫn khuyên cháu hết lời. Thầy giáo ở cùng xóm biết rõ hoàn cảnh cũng ngày đêm gọi điện động viên, kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp hỗ trợ nhưng cháu không chịu đi học lại.

“Tôi và gia đình nội ngoại khuyên có khó lắm cũng ráng đến lớp 9 rồi học nghề. Toàn nói để đi bán vé số, trả hết nợ cho mẹ rồi tính tiếp. Cứ đến mùa tựu trường, thấy chị em ở chung lo cho con chuẩn bị đi học, mình ứa nước mắt. Thấy con ít tuổi nhưng biết lo, biết nghĩ, mình cũng an ủi phần nào. Thôi thì ráng 2 năm nữa, trả hết nợ rồi cháu sẽ đi học lại, không thể cứ bán vé số mãi và tôi tin Toàn sẽ quyết tâm học lại”, chị Nga tâm sự.

Vài năm trước, xóm trọ vé số trên đường Cống Quỳnh, quận 1 dần vắng bóng những đứa trẻ, ai cũng mừng. Mừng vì bọn trẻ được về quê đi học. Mừng vì gia đình và chính bản thân các em ý thức hơn về chuyện học, lâu dài sẽ tự lo cho tương lai của mình, không còn nghĩ đến chuyện kiếm tiền.

Ông Đào Niên, người có thâm niên gần 20 năm bán vé số nói: “Hiện nay trong số 10 gia đình bán vé số thì chỉ có 2 gia đình có trẻ đi theo, đứa có thâm niên 2-3 năm, đứa mới vào vài tháng. So với trước đây thì trẻ bán vé số giảm hẳn, chỉ còn khoảng 2/10. Bây giờ bán vé số ế lắm, hơn nữa ở quê các em cũng được nhà trường, hội, đoàn quan tâm hỗ trợ học phí nên không còn nhiều cảnh trẻ bỏ học theo cha mẹ vào Nam bán vé số. Nếu có chỉ là hoàn cảnh quá đặc biệt”.

Nguy cơ b xâm hi

Bà Văn Thị Hạnh, chủ quán cà phê trong hẻm xóm trọ vé số thuộc phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 cho biết, bà con ở đây không còn xa lạ hình ảnh những đứa trẻ bán vé số trong xóm. Có đứa học đến lớp 5 nhưng nhìn cứ như trẻ mầm non. Mấy hôm mưa gió, thấy tụi nó cởi áo mưa che cho bao gạo là quà từ thiện mà đứt ruột.

“Mỗi đứa một hoàn cảnh, không ai muốn con cái của mình phải bỏ học, phải lội bộ chục cây số mỗi ngày bán từng tờ vé số. Đó là chưa kể các em phải đối mặt với nhiều cạm bẫy mà bản thân các em chưa đủ nhận thức để tự bảo vệ mình. Đừng vội trách mà thêm đau lòng cho người lớn”, bà Hạnh nói.


Tr bán hàng rong mưu sinh gia đêm

 Phố lên đèn cũng là thời điểm những đứa trẻ bán hàng rong từ các xóm lao động nghèo đổ xuống đường, chia nhau về các hướng. Điểm dừng chân của các em không đâu khác ngoài quán nhậu vỉa hè. Xung quanh các em, một thế giới xô bồ, giả thật mà ở cái tuổi các em chưa thể nhận diện tốt – xấu, chỉ đơn giản đó là nơi để kiếm được nhiều tiền.

23 giờ, một cô bé ước chừng 8 tuổi cố chen chân vào quán nhậu còn ken cứng người. Tiếng mời khách mua hàng của cô bé như lạc lõng giữa đám đông ồn ào, say khướt. Cô bé cố đi cho hết các bàn, vẫn kiên nhẫn mời từng người mong bán được vài thỏi kẹo. Con tên gì? có đi học không? bán khuya thế này con không sợ sao? Một người khách bắt chuyện. Cô bé cố nhướng đôi mắt mệt mỏi, giọng yếu ớt: “Con tên Nụ, chưa được đi học ngày nào…”.

Nụ là một trong những đứa trẻ mà chúng tôi gặp trong đêm mưa gió. Liệu có ai dám chắc rằng, những gì tốt đẹp nhất, an toàn nhất luôn bên các em? Đứa trẻ nào cũng muốn được đến trường. Được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, thầy cô và bè bạn. Thế nhưng, vì lý do nào đó, các em phải chấp nhận cuộc sống mưu sinh khi tuổi còn quá nhỏ.

Theo tài liệu hội thảo khoa học “Bảo vệ quyền trẻ em tại TP.HCM – Thực trạng và giải pháp” diễn ra hôm 17-8 của Ban Văn hóa – Xã hội (HĐND TP), trong 5 năm (2017-2021), số vụ xâm hại trẻ em (XHTE) có xu hướng giảm nhưng chưa bền vững. Cụ thể, năm 2017 có 47 vụ XHTE; năm 2019 giảm còn 25 vụ nhưng đến năm 2020 tăng lên 40 vụ và sang năm 2021 giảm còn 28 vụ.

Ông Phm Đình Nghinh – Phó Ch tch Hi Bo v quyn tr em TP.HCM cho biết, tính đến quý 1-2022, TP.HCM có 1.849.777 tr em, chiếm khong 14,23% dân s ca TP (gm: 956.418 tr em trai, chiếm t l 51,7% và 893.359 tr em gái, chiếm t l 48,3%). Trong đó có 11.168 tr em có hoàn cnh đc bit và 17.224 tr em có nguy cơ rơi vào hoàn cnh đc bit đang sng ti cng đng; 2.513 tr em đưc chăm sóc, nuôi dưng ti 60 cơ s bo tr xã hi (754 tr em ti 8 cơ s công lp và 1.759 tr em ti 52 cơ s ngoài công lp).

Trong các vụ, số trẻ em bị xâm hại tình dục (XHTD) chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo đó, năm 2018 có 28/39 vụ chiếm tỷ lệ 71,8%, năm 2020 có 28/40 vụ, chiếm 70%. Đối với các năm còn lại thì mỗi năm có 16 vụ việc trẻ em bị XHTD so với tổng số vụ XHTE nhưng có tỷ lệ khác nhau: 2017 (34%), 2019 (64%), 2021 (57%). Như vậy, có thể thấy số vụ việc trẻ em bị XHTD có xu hướng tăng, giảm cách năm và gần như theo quy luật vận động của xã hội. Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có các giải pháp đồng bộ và bền vững tác động vào các năm có chiều hướng tăng để hạn chế số vụ việc trẻ em bị XHTD.

Tin rằng, các em rồi sẽ quay trở lại trường sau thời gian gián đoạn, được ra lớp đúng tuổi; có quyền được yêu thương, bảo vệ và chăm sóc như bao đứa trẻ khác. Đặc biệt là quyền thụ hưởng môi trường giáo dục tốt nhất.

T.Anh

Bình luận (0)