Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Đà Nẵng tăng cường ngăn chặn dịch sốt xuất huyết

Tạp Chí Giáo Dục

Tính t đu năm đến nay, TP.Đà Nng ghi nhn hàng ngàn trưng hp mc st xut huyết (SXH). Đc bit, thi gian gn đây, các ca mc SXH có chiu hưng gia tăng. Đ hn chế tình trng bùng phát dch, ngành y tế các cp phi hp vi chính quyn đa phương t chc tuyên truyn ngưi dân nêu cao ý thc phòng bnh, v sinh môi trưng sng.


Mt trưng hp mc st xut huyết đang điu tr ni trú ti cơ s y tế

Ca mc st xut huyết tăng cao

Thời tiết vào hè với nhiều cơn mưa trái mùa là điều kiện thuận lợi để muỗi gây bệnh SXH sinh sôi nảy nở. Chỉ trong 2 tuần trở lại đây, toàn TP ghi nhận hàng trăm ca mắc SXH với nhiều ổ dịch mới phát sinh.

Riêng Q.Liên Chiểu ghi nhận hơn 40 trường hợp SXH ở các lứa tuổi. Tại Trung tâm Y tế quận, mỗi ngày có hơn 20 trường hợp đến khám SXH, trong đó có nhiều trường hợp phải điều trị nội trú.

Trạm trưởng Trạm y tế phường Hòa Hiệp Nam, Q.Liên Chiểu – bà Nguyễn Thị Huệ – cho biết, dù chưa xuất hiện ổ dịch lớn trên địa bàn nhưng từ đầu năm đến nay, phường Hòa Hiệp Nam ghi nhận vài chục trường hợp mắc SXH, trong đó có nhiều trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 12.

Các địa phương có số ca mắc tăng nhiều trong thời gian gần đây như: Q.Thanh Khê, Q.Sơn Trà, Q.Liên Chiểu và huyện Hòa Vang.

Tại Trung tâm Y tế quận Sơn Trà, bác sĩ Nguyễn Ngọc Việt – Phó Trưởng khoa Bệnh nhi – cho biết, số ca mắc SXH thời gian gần đây tăng mạnh. Quận Sơn Trà ghi nhận ở một số phường, số lượng trẻ mắc SXH chiếm từ 10 đến 20%. Hầu hết bệnh nhi mắc SXH đều có những biểu hiện khá điển hình như sốt, xuất hiện mẩn đỏ khắp người. Năm nay dịch SXH chưa ghi nhận trường hợp nào diễn biến nặng.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, toàn TP ghi nhận vài ngàn ca mắc SXH với hơn 100 ổ dịch. Các ổ dịch xuất hiện ở những địa bàn có nhiều đất hoang hóa, thấp trũng, gần các cơ sở sản xuất có chứa vật liệu dễ đọng nước như lốp xe ô tô, gần sông, hồ nước đọng…

Tăng cưng v sinh môi trưng ngăn dch

“Chính quyn đa phương, ngưi dân cn nêu cao ý thc phòng chng dch bnh, trin khai các bin pháp dit lăng quăng, b gy ti các khu vc dân cư, cơ quan, đơn v, trưng hc… có nguy cơ cao đ ngăn chn dch”, bác sĩ Tôn Tht Thnh – Giám đc Trung tâm Kim soát bnh tt TP.Đà Nng – khuyến cáo.

Nhằm ngăn chặn các ổ dịch hình thành, Trạm y tế phường Nại Hiên Đông (Q.Sơn Trà) đã phối hợp với chính quyền và các đoàn thể ra quân làm vệ sinh môi trường tại các khu đất hoang hóa trên địa bàn. Cùng với đó, thực hiện phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” phát tờ rơi tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn vệ sinh nơi ở thông thoáng, không chứa nước trong các bể, thùng để lâu ngày, diệt sạch lăng quăng, bọ gậy.

Tương tự, ở các phường có ổ dịch cũng thực hiện triệt để việc vệ sinh môi trường, phun khử khuẩn.

Bà Ngô Thị Kim Yến – Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng – cho biết, UBND TP đã có công văn yêu cầu UBND các quận, huyện huy động các ban ngành, tổ chức phối hợp ngành y tế triển khai hiệu quả chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy. Đảm bảo tất cả các hộ gia đình nguy cơ cao phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức diệt lăng quăng, bọ gậy. Ngoài ra rà soát, xử lý triệt để các ổ chứa nước, nơi sinh sản của muỗi tại các công trình xây dựng, nơi tập kết lốp xe, đồ phế thải… Có biện pháp xử lý đối với các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, công trình, khu vực trên địa bàn liên tục phát hiện dụng cụ chứa lăng quăng, bọ gậy. UBND các xã, phường cung cấp bản đồ chi tiết đến thôn, tổ dân phố, tuyến đường cho các trạm y tế để xác định kịp thời, chính xác, xử lý hiệu quả các khu vực nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh SXH trên địa bàn quản lý. Vận động người dân chủ động loại bỏ các ổ chứa lăng quăng, bọ gậy, phòng ngừa muỗi đốt và phối hợp với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi. Đồng thời yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do SXH, đặc biệt tại cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. Đảm bảo bệnh nhân được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh quá tải bệnh viện.


Lc lưng y tế phưng Ni Hiên Đông, Q.Sơn Trà phát t rơi tuyên truyn phòng chng bnh st xut huyết cho ngưi dân

Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Đà Nẵng, các triệu chứng bệnh SXH thường biểu hiện sốt cao, đột ngột 39-40 độ C trong 1 hoặc 2 ngày đầu, sau đó bệnh chuyển sang giai đoạn với các triệu chứng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, thậm chí xuất huyết nội tạng. Bệnh SXH có nhiều biến chứng khó lường vì vậy không nên chủ quan. Người bệnh cần đến khám ở cơ sở y tế đảm bảo chất lượng để được điều trị kịp thời, không nên tự ý dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ.

Cũng theo bác sĩ Thạnh, hệ thống giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Đà Nẵng thu nhận và phân tích các thông tin từ hệ thống các tuyến bệnh viện, từ phản ảnh của người dân. Trong trường hợp xuất hiện nhiều ổ dịch ở trong các khu dân cư hoặc tập trung ở nhà trẻ, trường mẫu giáo thì hệ thống y tế quận huyện, xã phường sẽ đến trực tiếp xác định mức độ để xử lý. Hiện bệnh SXH chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh, biện pháp hiệu quả vẫn là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy tại hộ gia đình và quanh khu vực sinh sống.

Phan L

Bình luận (0)