Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Kiểu bài trong văn nghị luận

Tạp Chí Giáo Dục

Va qua, có mt s giáo viên ng văn hi tôi: Trong chương trình Ng văn mi (2018) có còn các kiu bài ngh lun gii thích, chng minh, phân tích, bình lun, bác b, so sánh… như chương trình và sách giáo khoa hin hành na không? Sao hc sinh lp 6 đã phi hc văn ngh lun?


Giáo viên hư
ng dn hc sinh đc sách trong gi dy hc môn văn (nh minh ha). Ảnh: Đỗ Yến

1. Có thể trả lời ngay là chương trình Ngữ văn 2018 không phân chia ra các kiểu văn bản (VB) nghị luận dựa trên các thao tác lập luận. Bởi vì không có VB nghị luận nào lại chỉ sử dụng một thao tác lập luận cả mà bao giờ cũng có sự kết hợp các thao tác: Giải thích, chứng minh, phân tích, bác bỏ, bình luận… Chương trình Ngữ văn 2018 lấy tiêu chí mục đích viết để phân chia ra ba loại VB: VB văn học, VB nghị luận và VB thông tin. Mục đích của VB nghị luận là thuyết phục người đọc, người nghe. Để thuyết phục được thì trước hết người viết/nói phải có ý kiến (quan điểm) rõ ràng; phải có lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến ấy. Lý lẽ giúp người ta hiểu và dẫn chứng để người đọc tin. Khi vừa hiểu, vừa tin thì sẽ bị thuyết phục. Để có lý lẽ, người viết cần vận dụng linh hoạt tất cả các thao tác: Khi giải thích, khi chứng minh, lúc phân tích, khi bình luận, cần thì so sánh, bác bỏ… Kể cả vận dụng các phương thức biểu đạt khác như tự sự, miêu tả; biểu cảm, thuyết minh… Chỉ khác là các phương thức kết hợp ở đây vẫn tập trung nhằm mục đích thuyết phục. Khi nêu ra các dẫn chứng, tức là đã dùng thao tác chứng minh.

Tóm lại, chương trình Ngữ văn 2018 không chia các kiểu bài nghị luận theo thao tác mà chỉ phân loại theo nội dung đề tài. Kết quả chỉ có nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Cả hai đều có mục đích thuyết phục (về một vấn đề xã hội hoặc về một vấn đề văn học). Để thuyết phục thì phải vận dụng tổng hợp các thao tác và phương thức biểu đạt như đã nêu. Cũng do quan niệm này mà khi dạy cho học sinh đọc hiểu hoặc tạo lập VB nghị luận, giáo viên cần chú ý giúp các em nhận biết các thành tố chính của VB nghị luận, gồm: Thứ nhất, ý kiến (quan điểm), thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định của người viết về đối tượng nghị luận. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết. Thứ hai, lý lẽ: Trong bài nghị luận, lý lẽ thường tập trung trả lời câu hỏi nghĩa là gì, vì sao, do đâu, như thế nào, có những gì, giống và khác nhau thế nào… nên thường dùng thao tác giải thích, phân tích, so sánh, đối chiếu, bác bỏ… Thứ ba, dẫn chứng (bằng chứng) là những biểu hiện cụ thể có trong cuộc sống, sách vở, văn chương, thường là các số liệu, các ví dụ về con người, sự việc hoặc miêu tả sự vật; những bằng chứng xác thực… chính là chứng minh.

Đây là toàn bộ yêu cầu viết văn nghị luận ở bậc trung học trong chương trình 2018: Lớp 6, bước đầu viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm. Lớp 7, bước đầu viết bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống và bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Lớp 8, viết bài nghị luận về một vấn đề của đời sống và bài phân tích một tác phẩm văn học. Lớp 9, viết văn bản nghị luận về một vấn đề cần giải quyết và bài phân tích một tác phẩm văn học. Lớp 10, viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội và bài phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học; viết bài luận về bản thân hoặc thuyết phục một người khác. Lớp 11, viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội và bài nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng. Lớp 12, viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội và bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ; bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học.

Có thể thấy từ lớp 7 đến lớp 12, lớp nào cũng có nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

2. Khi nào thì có thể dạy văn nghị luận cho học sinh? Có thể nói, ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã thực hành văn nghị luận rồi. Khi các em hỏi và lý giải các câu hỏi vì sao về các hiện tượng xung quanh mình hoặc giải thích vì sao thích hay không thích một nhân vật trong câu chuyện thì đã làm văn nghị luận rồi. Tuy nhiên, phải đến bậc THCS, chương trình mới bắt đầu cho học sinh làm quen với văn nghị luận. Lớp 6 chủ yếu là yêu cầu đọc hiểu văn nghị luận, còn viết VB nghị luận chỉ yêu cầu “bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm”. Trong sách Ngữ văn 6 (bộ Cánh Diều), chỉ có 1/10 bài viết yêu cầu nêu ý kiến của mình về hiện tượng đời sống như: Tại sao phải trồng nhiều cây xanh; tại sao cần tiết kiệm nước ngọt… Phần thực hành viết, học sinh chỉ làm quen với đề văn: “Nhiều người cho rằng nên có vật nuôi trong nhà. Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?” (bài 8). Để học sinh có thể viết được bài nghị luận này thì trong phần đọc hiểu trước đó, các em đã được đọc hiểu các VB về vật nuôi như “Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?” và “Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?”. Như thế yêu cầu viết bài nghị luận ở đây không có gì khó cả.

PGS.TS Đ Ngc Thng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)