Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ôn thi THPT quốc gia 2020: Môn văn: Sơ đồ hóa nội dung tác phẩm

Tạp Chí Giáo Dục

Không “hc t”, “hc vt”, không b qua phn t hc, nm chc ni dung các tác phm văn hc trong chương trình lp 12… Đó là li khuyên đưc giáo viên b môn văn đưa ra cho hc sinh trong quá trình ôn tp chun b cho k thi THPT quc gia sp ti.

Theo nhiu giáo viên b môn, hc sinh lp 12 nên tìm kiếm thêm kênh t hc đ ôn tp môn văn. Trong nh: Thy Đ Đc Anh đang hưng dn hc sinh lp 12 Trưng THPT Bùi Th Xuân hc môn văn. Ảnh: Y.H

Cấu trúc đề thi môn văn THPT quốc gia năm 2020 gồm 3 phần: Đọc hiểu, nghị luận xã hội (NLXH) và nghị luận văn học (NLVH). Dù đề thi ra theo nội dung tinh giản, nhưng để bài viết đạt được điểm cao, các giáo viên bộ môn cho rằng thời gian này học sinh cần tự giác trong học tập, chủ động tìm kiếm thêm các kênh học tập khác ngoài việc học trực tuyến với giáo viên.

+ Thầy Đ Đc Anh (giáo viên môn văn Trưng THPT Bùi Th Xuân, Q.1): Ch đng luyn tp gii đ

Căn cứ theo nội dung giảm tải Bộ GD-ĐT đã công bố trong bộ môn văn, có thể nhận thấy hầu hết các tác phẩm văn học nước ngoài của học kỳ II lớp 12 bị bỏ, khuyến khích học sinh tự đọc, văn học Việt Nam cũng giảm tải khá nhiều. Trong đó 3 tác phẩm: Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) năm nay cũng nhẹ nhàng, khuyến khích học sinh tự học, tự đọc. Trong quá trình ôn tập, học sinh nên tập trung vào 3 tác phẩm văn học trong học kỳ II là: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân). Chương trình học kỳ I lớp 12 năm nay sẽ là chương trình có điểm rơi cao trong đề thi, do đó học sinh cần ôn thật kỹ. Chương trình học kỳ I chủ yếu là văn bản thơ, tùy bút, bút ký, chú ý các tác phẩm: tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường), các tác phẩm thơ: Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) và Sóng (Xuân Quỳnh). Với tác phẩm Đàn ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo) – do đây là tác phẩm đọc thêm trong chương trình GDTX, học sinh cũng cần phải xem qua. Nói như thế không có nghĩa là học sinh “học tủ” chương trình học kỳ I, bỏ tác phẩm này, tác phẩm kia mà khuyến khích các em tự học, tự đọc. Với các tác phẩm nào cần ôn kỹ thì phải nắm chắc, còn tác phẩm nào thuộc phần tự học thì học sinh phải học để nắm nội dung, từ đó có những ý đưa vào mở rộng so sánh đối chiếu trong bài khi đề yêu cầu, giúp bài làm súc tích, chặt chẽ.

Về cấu trúc đề thi, căn cứ theo đề minh họa thì cấu trúc không khác so với cấu trúc đề thi các năm trước. Theo đó, đề gồm 3 phần: Đọc hiểu, NLXH và NLVH.

Ở phần Đọc hiểu, học sinh cần chú ý kỹ năng làm bài. Có nhiều dạng câu hỏi trong phần này, trong đó câu 1 thường hỏi về thể thơ, phương thức biểu đạt chính; câu 2 hỏi theo tác giả… điều gì đó, câu trả lời thường có ngay trong văn bản; câu số 3 thường hỏi biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật; câu số 4: anh/chị có đồng tình với điều gì không, vì sao? Để làm tốt phần Đọc hiểu, học sinh nên rèn luyện nhiều, giải nhiều đề, thường xuyên tương tác với giáo viên để xem mức độ mình làm được tới đâu. Cạnh đó, cần trình bày một cách sáng rõ, khoa học để không bị mất điểm do lỗi trình bày. Riêng phần NLXH, yêu cầu của đề thường là viết đoạn văn khoảng 200 chữ về một vấn đề nào đó. Với yêu cầu này, học sinh phải viết dưới dạng đoạn văn có cấu trúc đàng hoàng. Các em có thể sử dụng cấu trúc diễn dịch, quy nạp hoặc tổng phân hợp. Tuy nhiên, lời khuyên là các em nên viết dưới dạng tổng phân hợp để đoạn văn tròn, trọn vẹn, đủ, rõ ràng. Cần trả lời trực tiếp vào vấn đề yêu cầu trong đề bài, không lan man, không dài dòng. Trong quá trình viết phải tuân thủ hình thức một đoạn văn, không được phép viết dưới dạng một bài văn, hay viết một bài văn thu nhỏ.

Về phần NLVH, học sinh cần chú ý tới dạng đề: phân tích, cảm nhận một đoạn văn, đoạn thơ, hoặc một nhân vật, từ đó yêu cầu nhận xét, bình luận một vấn đề nào đó về phong cách tác giả, giá trị nhân đạo. Để làm tốt NLVH, học sinh cần phải biết cách sử dụng dẫn chứng, ghi nhớ nội dung tác phẩm. Để có thể tối ưu hóa khả năng ghi nhớ, các em nên sơ đồ hóa nội dung của những tác phẩm đã được học. Ngoài ra, các em cũng nên trao đổi với bạn bè để ghi nhớ dẫn chứng, thu âm những lời bình hay vào điện thoại, có lồng nhạc, nghe lại mỗi khi rảnh hoặc ứng dụng trong thực tế giao tiếp hàng ngày, đưa thơ, lời nói của nhân vật đi vào cuộc sống một cách tự nhiên.

Trong thời gian này, để việc học được hiệu quả, mỗi học sinh phải có tinh thần tự giác, chủ động. Ngoài việc học trực tuyến với thầy cô, các em nên chọn lọc kênh để tiếp cận học online từ các website uy tín. Luyện tập giải đề, thử sức bấm giờ và gửi thầy cô chấm để rút kinh nghiệm. 

+ Thầy Cao Ích Bng (giáo viên môn văn Trưng THPT Tân Túc, huyn Bình Chánh): Không “hc t”, không b qua phn t hc

Theo chương trình tinh giản của Bộ GD-ĐT, nhiều phần kiến thức trong học kỳ II đã được giảm tải, không ra trong đề thi, khuyến khích học sinh tự học, tự đọc. Tuy nhiên, khi học và ôn tập, các em không nên “học tủ”, không bỏ qua phần tự học mà phải đọc để ghi nhớ nội dung cơ bản, làm phong phú thêm tư liệu khi phân tích, mở rộng. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia năm 2020 vẫn giống như các năm trước. Phần Đọc hiểu vẫn ôn tập kiến thức tiếng Việt, văn học như phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, thể thơ… thường có 4 câu. Trong đó, để làm tốt câu 1, học sinh cần luyện kỹ năng nắm bắt thông tin, và để làm tốt câu 2 cần luyện kỹ năng giải thích; muốn làm tốt câu 3, câu 4 cần luyện kỹ năng bày tỏ quan điểm, nêu lý lẽ thuyết phục.

Trong phần viết đoạn văn (NLXH), học sinh cần lưu ý cách trình bày đoạn văn đúng quy cách theo yêu cầu chấm thi của Bộ GD-ĐT, không viết theo dạng một bài văn và hướng đến chọn các nội dung phù hợp lứa tuổi, vừa sức, mang tính thời sự, có tính nhân văn, tính giáo dục… khi ôn tập. Riêng phần NLVH, các em nên tập trung vào những vấn đề cơ bản của các tác phẩm văn học thuộc chương trình ngữ văn 12. Đồng thời luyện tập các dạng đề NLVH như nghị luận về một đoạn thơ/bài thơ, nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn xuôi, nghị luận về một ý kiến bàn về văn học…

Yến Hoa (ghi)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)