Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Trường Quốc học Huế

Tạp Chí Giáo Dục

Khăn gói t Qung Bình vào Huế, theo hc ti Trưng Quc hc Huế (Trưng THPT chuyên Quc hc Huế) t năm lên 14 tui. Đi tưng Võ Nguyên Giáp tng ghi li trong bút kí “Nhng k nim v Huế” rng nhng năm tháng đây, tui niên thiếu ca ông đã đến vi bình minh ca thi đi. Hơn 68 năm trôi qua, thy trò Trưng Quc hc Huế vn tiếp ni nhng thế h đi trưc hào hùng y kế tha đ tiếp ni truyn thng ngưi đi trưc, ươm lên biết bao nhân tài cho quê hương, đt nưc.

Đi tưng Võ Nguyên Giáp v thăm Trưng Quc hc Huế năm 1976

Xuân Kỷ Hợi đang gõ cửa khắp nơi. Bên dòng sông Hương xanh trong dịu mát, trong sân Trường THPT chuyên Quốc học Huế, không khí hân hoan hiển hiện trên từng lá cây, ngọn cỏ. Thầy Nguyễn Phú Thọ – Hiệu trưởng nhà trường – dẫn tôi về phía nhà truyền thống, bảo: “Bước sang 122 tuổi, là một trong những ngôi trường lâu đời nhất của Việt Nam, thầy trò nhà trường vẫn luôn tự hào vì nơi đây đã ươm mầm cho hàng chục vạn học sinh rời trường tỏa đi khắp năm châu bốn bể, trong đó có những người trở thành những anh hùng, danh nhân vĩ đại như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Anh hùng cách mạng Nguyễn Chí Diễu, Trần Phú, Hà Huy Tập, Phạm Văn Đồng, giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng; Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn; giáo sư, bác sĩ Đặng Văn Ngữ; NGND Nguyễn Cảnh Toàn, Đặng Xuân Lâm, Nguyễn Lân, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh…”. Đặc biệt, bước qua tuổi 122, đón mùa xuân mới Kỷ Hợi, thầy trò Trường Quốc học Huế càng tự hào về Đại tướng Võ Nguyên Giáp – một danh nhân tuổi Hợi từng những năm tháng ghi dấu ấn học tập và hoạt động cách mạng sôi nổi ở mảnh đất Thần Kinh.

1.Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25-8-1911 (năm Tân Hợi), quê ở An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Năm 1925, tròn 14 tuổi, cậu bé trường làng Võ Nguyên Giáp rời làng quê êm đềm bên dòng Kiến Giang, khăn gói vào Huế ứng thí và xuất sắc đỗ đạt, bắt đầu những tháng năm học tập ở mảnh đất cố đô vốn được nhắc đến với lầu son gác tía lẫy lừng của Triều Nguyễn một thời. Đến Huế, đúng lúc phong trào nông dân, học sinh nổi lên đòi giảm sưu cao thuế nặng, đòi thả nhà chí sĩ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Châu Trinh. Vốn sinh ra từ gia đình cách mạng, sớm hiểu được nỗi thống khổ bị áp bức, Võ Nguyên Giáp tiếp xúc, làm quen với những người bạn lớn tuổi hơn mình có tham gia các phong trào sinh viên, học sinh. Có lần, bạn học Nguyễn Chí Diễu bị giám thị Pháp quy tội bất công, chính Võ Nguyên Giáp đã khởi xướng bãi khóa để chống lại sự bất công đó. Phong trào bãi khóa lan ra nhiều trường ở kinh thành Huế. Cuộc bãi khóa vào tháng 4-1927 ấy nhiều học sinh bị bắt, giam cầm. Cùng với Nguyễn Chí Diễu, Võ Nguyên Giáp bị buộc thôi học. Chặng đường học ở trường Quốc học được gần 3 năm đó, cậu học trò Võ Nguyên Giáp luôn dẫn đầu lớp. Trong câu chuyện ông kể lại sau này, suốt những tháng năm học ở đó, chỉ duy nhất một lần ông đứng thứ nhì. Chính những tháng năm theo học ở đây, ông đã kết giao với nhiều bạn học sau này trở thành những anh hùng cách mạng. Cũng từ đây, ông cùng bạn bè đã đi theo tiếng gọi của Tổ quốc: “Tại Trường Quốc học Huế, tuổi niên thiếu của tôi đã đến với bình minh của thời đại. Thời đại của dân tộc ta, nhân dân ta và đứng lên đấu tranh và đấu tranh thắng lợi vì độc lập tự do, vì CNXH”.

Hàng năm vào mùa xuân, Đi tưng Võ Nguyên Giáp luôn tham gia gp mt cu hc sinh Quc hc ti Hà Ni

Thầy Nguyễn Phú Thọ bộc bạch, dù Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo học ở Quốc học Huế có 2 niên khóa 1924-1925 và 1925-1926, năm thứ nhất và năm thứ hai (tương đương lớp 6 và lớp 7 ngày nay) nhưng tinh thần hiếu học của ông vẫn luôn tiếp lửa cho học sinh Quốc học tiếp nối, gìn giữ và phát huy. Cùng với đó, Đại tướng còn để lại cho thế hệ sau bài học về đạo lý uống nước nhớ nguồn. Sau ngày hòa bình, dù rất bận rộn với những trọng trách của Nhà nước, nhưng năm 1976, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn dành thời gian về thăm lại trường cũ và cũng chính Đại tướng tự ký vào bản đăng ký tham gia sinh hoạt cựu học sinh trường Quốc học, năm 1991 để minh chứng cho tình cảm mà ông dành cho ngôi trường nơi ông theo học.

2.Cách đây 122 năm, ngày 17-9 năm Thành Thái thứ 8 (tức ngày 23-10-1896) trường Quốc học được thành lập theo chỉ dụ của nhà vua yêu nước Thành Thái. Thời đó, Quốc học là trường chính của toàn xứ Trung kỳ với 4 lớp tiểu học và 4 lớp trung học. Trường được xây dựng bởi hai dãy nhà tranh. Trước cổng có tấm biển ghi 6 chữ Hán “Pháp tự Quốc học trường môn”. Đến năm 1914, trường Quốc học được xây dựng bằng gạch ngói, khánh thành vào năm 1918 và tồn tại đến nay.

Nhng thế h hc trò Quc hc hôm nay t hào và tiếp ni truyn thng v ngôi trưng ghi danh nhiu danh nhân, anh hùng dân tc, chí sĩ, giáo sư tng theo hc

Đưa tay lần giở những bức hình kỉ niệm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp được bố trí trang trọng trong phòng truyền thống, thầy Nguyễn Phú Thọ, xúc động: “Đại tướng vẫn luôn dành cho Trường Quốc học Huế một tình cảm nồng hậu. Ngoài lần về thăm năm 1976, Đại tướng còn dự cuộc họp mặt của cựu giáo viên và học sinh ở Hà Nội nhân kỷ niệm 90 năm và 100 năm ngày thành lập Trường Quốc học Huế. Tình cảm ấy của Đại tướng là bài học cho các thế hệ học sinh về truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, tình bạn nghĩa thầy. Điều đó vẫn luôn được các thế hệ học trò gìn giữ và phát huy”. Tiếp nối truyền thống của cha anh đi trước, thế hệ học sinh Quốc học hôm nay không ngừng học tập, rèn luyện. Hàng năm có 99% học sinh đỗ nguyện vọng 1 vào các trường đại học; nhiều học sinh nhận học bổng du học ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. 5 lần học sinh Quốc học góp mặt trong vòng chung kết cuộc thi Olympic và 2 lần trong số đó giành vòng nguyệt quế. Đó là chưa kể đến hàng chục giải cao trong các cuộc thi học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học mỗi năm… Những thành công ấy góp phần điểm tô, vun đắp thêm truyền thống vẻ vang của nhà trường, để thắm tươi hơn sắc hồng của ngôi trường 122 năm tuổi giữa lòng cố đô.

Phan Vĩnh Yên

 

 

Bình luận (0)