Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Không ngừng tự học để hội nhập

Tạp Chí Giáo Dục

Trong cuc cách mng công nghip 4.0, rt nhiu ngành ngh thay đi. Chúng không h mt đi mà ch thay đi cách vn hành. Trong xu thế đó, ngưi hc không th gi mãi nhng tư duy và k năng cũ k mà phi thay đi đ thích nghi và hòa nhp…

ThS. Lê Bình Trung (Trưng ban Tuyn sinh và Truyn thông Trưng ĐH FPT) cho rng đ hòa nhp vi thế gii cn nht k năng t hc

Đó là những nhận định được các chuyên gia đưa ra trong chương trình tư vấn kỹ năng học đường “Kỹ năng hội nhập toàn cầu và tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” năm học 2018-2019 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM và Trường ĐH FPT tổ chức vừa qua tại Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11). Với những chia sẻ từ các chuyên gia, chương trình là kênh thông tin hữu ích giúp học sinh THPT trang bị các kỹ năng cần thiết trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và xu thế xã hội.

Tui tr… đng ngi khó

Lời nhắn nhủ này được ThS. Lê Bình Trung (Trưởng ban Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH FPT) gửi gắm đến các em học sinh trong trường. Theo ThS. Trung, trong thời đại thế giới phẳng và công nghệ số hiện nay với những thứ kết nối con người không còn theo kiểu truyền thống thì thách thức đặt ra với người trẻ lại càng lớn. Ngay khi ngồi một chỗ, các em vẫn có thể nói chuyện với cả thế giới. Môi trường làm việc bây giờ không còn gói gọn trong một quốc gia mà là đa quốc gia, xuyên quốc gia, là công dân toàn cầu. Để hòa nhập, các em phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ mà cụ thể ở đây là tiếng Anh.

Bên cạnh đó, ThS. Trung cho hay hiện tại và trong tương lai, với sự phát triển không ngừng của CNTT, rất nhiều ngành nghề sẽ thay đổi. Các ngành nghề đó sẽ không mất đi nhưng sẽ vận hành theo một cách mới. “Truyền thông không còn là truyền thông đơn thuần, marketing cũng không còn là marketing truyền thống… Tất cả các ngành nghề sẽ phải hòa mình với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cùng với đó, các kỹ năng, tố chất của mỗi ngành nghề cũng sẽ đòi hỏi theo hướng thích nghi mới. Có nghĩa là chính bản thân các em phải trang bị những kỹ năng và tư duy mới từ chính nền tảng các  kỹ năng và tư duy truyền thống nếu muốn thích ứng với những ngành nghề trong hiện tại và tương lai”, ThS. Trung khuyến cáo.

Với vai trò một chuyên gia nhưng cũng là một nhà tuyển dụng, ThS. Trung cho hay điều mà doanh nghiệp đòi hỏi nhân viên của mình không hẳn là kinh nghiệm, kiến thức, tuổi tác hay bằng cấp mà quan trọng đó là khả năng dẫn dắt, kỹ năng xử lý các tình huống trong công việc. Nhất là tinh thần xung kích, dám nghĩ dám làm, dám dấn thân vào những điều khó. Càng trong thử thách, tuổi trẻ càng cần phải sáng tạo và phát huy sức trẻ của mình.

Trong bối cảnh đó, để không đứng ngoài “cuộc chơi” và trở thành một công dân toàn cầu, lời khuyên được ThS. Trung đưa ra là hơn lúc nào hết, người học cần phải nêu cao tinh thần và kỹ năng tự học hỏi không ngừng. Trong đó, ngay từ bây giờ phải “yêu thích tiếng Anh” như một ngoại ngữ thứ hai của mình. “Kiến thức không chỉ giậm chân là những kiến thức cũ nữa mà thay đổi mỗi ngày cùng với xã hội. Nếu không tự học hỏi, nếu không tự trang bị, tự các em đang đẩy mình đứng ngoài rìa của xã hội. Các em có tuổi trẻ, bằng tinh thần xung kích hãy phát huy sức trẻ của mình, trang bị kiến thức, chuyên môn và kỹ năng”, ThS. Trung nhắn nhủ.

Cn có k năng hc ĐH

Để hòa nhập không chỉ cần đến kỹ năng trong giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cho rằng ngay trong việc lựa chọn học ĐH cũng cần có kỹ năng. “Bước vào ngưỡng cửa ĐH mới chỉ là bước khởi đầu mới, không phải là tất cả. Tương lai của các em sau này như thế nào lại quyết định bởi cách các em sử dụng khoảng thời gian học ĐH như thế nào cho hiệu quả để khi ra trường, thứ các em có nhiều hơn là một tấm bằng”, chuyên gia Tô Nhi A đặt vấn đề.

Không có ngành ngh nào ch toàn hào quang

Trước băn khoăn của học sinh trong trường: “Làm thế nào để có thể hóa giải xung đột trong việc chọn ngành nghề giữa bản thân và gia đình”, chuyên gia tâm lý Tô Nhi A cho rằng bí quyết để hóa giải xung đột này chỉ gói gọn trong cụm từ “biết lắng nghe và nhìn nhận đúng về bản thân”. Cụ thể, theo chuyên gia Tô Nhi A, trước tiên các em hãy để ba mẹ được nói và lắng nghe một cách chân thành, cầu thị. Cùng với đó cần phải chứng minh được cho ba mẹ thấy lựa chọn ngành nghề của mình hoàn toàn phù hợp với bản thân và đáp ứng được những mong mỏi của ba mẹ. “Mấu chốt nằm ở chính hiểu biết của các em về ngành nghề mà các em định theo đuổi. Các em lựa chọn vì thật sự hiểu biết và nhận thấy nó phù hợp với khả năng, năng lực và tính cách của mình hay chọn chỉ vì bạn bè, vì những hào quang của ngành nghề mà các em nhìn thấy. Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có khó khăn, không có ngành nghề nào chỉ toàn là hào quang. Lựa chọn làm sao để ba mẹ thấy rằng các em đang có trách nhiệm với chính bản thân”, chuyên gia Tô Nhi A nhắn nhủ.

Điểm quan trọng nhất trong “kỹ năng học ĐH”, theo chuyên gia Tô Nhi A, đó chính là xác định mục tiêu cho bản thân, làm chủ được thời gian của chính mình. Muốn làm được như thế thì các em phải lựa chọn được cho mình một ngành nghề phù hợp với khả năng của bản thân, khả năng của gia đình và nhu cầu của xã hội. Đam mê thôi chưa đủ mà còn phải lường trước được những khó khăn của nghề. Chỉ khi lựa chọn được một ngành nghề phù hợp thì việc học mới có hứng thú.

Trao đổi thêm, chuyên gia Tô Nhi A cho rằng với bất kỳ một trường ĐH nào cũng đều trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành và cả các kỹ năng để thích ứng sau khi ra trường. Điều quan trọng chính là cách người học sử dụng và nắm bắt như thế nào. “Các em hãy tích cực tham gia vào các hoạt động cộng đồng, hoạt động đoàn thể trong trường để trang bị kỹ năng sống, kỹ năng nhìn nhận và xử lý tình huống. Dành thời gian để tự học, đọc sách, trau dồi khả năng ngoại ngữ. Đừng ngại nêu ra quan điểm và thử thách bản thân”, chuyên gia Tô Nhi A khuyên.

Đ Yến

 

Bình luận (0)