Nhận thấy học sinh khối 10 (lớp đầu cấp của trường tôi) trong giờ chào cờ đầu tuần được Đoàn trường sắp xếp ngồi phía bên trái cột cờ, thường bị nắng nên trong buổi chào cờ sau, tôi hoán đổi vị trí qua bên phải cho khối 10 và khối 11, 12 qua bên trái. Cả khối 10 vỗ tay vang dậy, hưởng ứng lời đề nghị của tôi và thúc giục các anh chị lớp trên mau chóng dời qua… Tôi cũng quy định là từ tuần này trở đi, luân phiên các khối ngồi như vậy để khỏi khối nào phân bì.
Chuyện hết sức đơn giản vì ngồi xoay vòng, khối nào cũng được “hưởng nắng”, không phải khối nào chịu hoài. Vậy mà khi tôi đưa ra ý kiến thì lập tức có mấy cô chủ nhiệm chạy đến hỏi: “Sao thầy chiều mấy em khối 10 vậy? Hay là thầy chịu nghe mấy em nói xàm trên “phây”?”. Thiệt tình chuyện “phây phiếc” gì thì tôi không hề biết vì tôi chưa tham gia bao giờ. Hóa ra có một sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng dù sao, việc học sinh đầu cấp, mới chân ướt chân ráo vô trường mà nói những điều chưa chuẩn về trường là cần xem xét và uốn nắn.
Xong buổi chào cờ sáng hôm đó, tôi được mấy cô chủ nhiệm cho biết nhiều điều phàn nàn xung quanh chuyện chỗ ngồi chào cờ đầu tuần. Thoạt đầu nghe, tôi cũng hơi nóng mặt bởi vì học sinh đầu cấp mà viết kiểu: “Mấy người tính ăn hiếp tụi tui hả? Tuần nào cũng cho ngồi phơi nắng cả tiếng đồng hồ, ai chịu nổi?”. Hoặc “Sao các lớp trên lại được ngồi trong bóng cây? Thầy cô có ngồi ngoài nắng như tụi em đâu mà biết khổ?”… Rồi còn hỏi thăm khéo rằng: “Thầy cô bữa chào cờ tuần sau ngồi phía bên trên khối 10 được không?”.
Quả thật, mấy dãy bàn dành cho giáo viên chủ nhiệm, ban chấp hành Đoàn trường được bố trí bên phải, trong bóng râm nên luôn mát mẻ. Thấy vậy, tôi bố trí hai dãy ngồi hai bên, chỉ ưu tiên cho giáo viên nữ ngồi chỗ cũ, còn nam giáo viên và ban giám hiệu ngồi bên nắng để cùng “cảm thông” với học sinh…
Trong cuộc họp phụ huynh khối 10 đầu năm, chúng tôi nêu ra vấn đề trên và các phụ huynh cùng nhất trí giáo dục cho học sinh trong lời ăn tiếng nói, trong cách cư xử. Nếu có điều gì chưa vừa ý thì mạnh dạn phản ánh trực tiếp đến nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm để cùng tháo gỡ, giải quyết vấn đề khúc mắc có lý có tình.
Từ đó, các buổi chào cờ luôn diễn ra rộn ràng, vui vẻ. Tưởng rằng phân chỗ ngồi là chuyện nhỏ nhưng bắt một lớp, một khối ngồi chịu trận một chỗ hoài thì chưa thực sự công bằng – dù là chỗ ngồi trong một tiết sinh hoạt dưới cờ vào mỗi sáng thứ hai đầu tuần.
Lê Lam Hồng
óm khác sẽ “chất vấn”, “giải trình”, học sinh sẽ tranh luận thoải mái, tự do, giáo viên làm trọng tài điều chỉnh, khuyến khích. Rồi cho học sinh chuyển thể tác phẩm văn học sang hình thức tiểu phẩm, sân khấu, cũng có thể giới thiệu những bài thơ phổ nhạc, những tác phẩm truyện đã chuyển thể thành phim, tiến hành cho các em nghe, xem rồi yêu cầu cho ý kiến…
Tôi không phải là giáo viên của một trường có “tiếng”, tuổi nghề cũng chưa hẳn đã cao, có thể những vấn đề tôi đưa ra không mới, nhưng tôi vẫn xin mạnh dạn tham gia vào chương trình “vì giáo dục”, vì tôi yêu nghề, vì tôi nghĩ những điều này là cần thiết. Và nhất là tôi quan niệm truyền “lửa” khó hơn truyền kiến thức.
Nguyễn Thị Bích Nhàn (Trường THCS và THPT Võ Văn Kiệt, Phú Yên)
Một tiết học môn văn lớp 9 tại TP.HCM (ảnh minh họa). Ảnh: Anh Khôi
Dạy văn đã khó, tạo hứng thú cho học sinh còn khó hơn. Do đó, tôi thường đầu tư nhiều cho “tiết mục” giới thiệu bài. Phải cố tìm một phương án vào bài thật ấn tượng, phải tạo tâm thế khám phá ngay từ đầu…
Bình luận (0)