Năm học mới bắt đầu tại các trường ĐH, CĐ, đó cũng là lúc không ít bạn trẻ bắt đầu hành trình du học tự túc ở nước ngoài. Những năm gần đây, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, "dòng chảy" du học có sự chuyển hướng nhất định.
Nhìn chung, nhiều ý kiến cho rằng thị trường du học trong những năm gần đây đã bớt phần rôm rả. Nhiều văn phòng tư vấn du học, nhất là những cơ sở nhỏ, ít danh tiếng, đã phải đóng cửa. Không ít gia đình trước đây có ý định cho con du học tự túc ở nước ngoài, nay đã hướng tới các chương trình chất lượng cao trong nước hoặc chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài. Tuy nhiên, theo một chuyên gia tư vấn, trên thực tế, thị trường du học có nhiều diễn biến khác rất đáng chú ý.
Học sinh tham gia Ngày hội tư vấn du học.
Rào cản chi phí
Đối với sinh viên nước ngoài, những nước thuộc nhóm có chi phí du học cao nhất hiện nay là Nhật Bản, New Zealand, Mỹ, Anh, Australia. Tuy nhiên, du học ở Australia vẫn là phương án khả thi với nhiều bạn trẻ bởi nước này đã đưa ra chính sách ưu đãi nhằm thu hút sinh viên trong giai đoạn khó khăn hiện nay, như cho phép sinh viên tốt nghiệp ở lại làm việc, có cơ hội được xét định cư… Ngoài ra, việc xin thị thực vào Australia cũng dễ dàng hơn so với nhiều nước khác. Dù vậy, theo chuyên gia tư vấn của AH Edu Links, mặc dù lượng sinh viên Việt Nam tới Australia có sự tăng đột biến – lên đến 49% vào năm 2009 so với năm 2008 – nhưng lại tăng trưởng âm trong 2 năm gần đây. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là việc xét thị thực đã được siết chặt hơn đối với các yếu tố liên quan, đặc biệt là về khả năng tài chính cũng như mục đích du học; lệ phí xét thị thực hiện ở mức rất cao: Gấp 1,5 lần so với khi xin du học Anh, gấp 4,5 lần so với du học Mỹ, gấp 15 lần xin du học Hàn Quốc và gấp 20 lần du học Nhật Bản. Yêu cầu về điểm tiếng Anh IELTS (7.0 IELTS không môn nào dưới 7) cũng là trở ngại đối với phần lớn sinh viên Việt Nam, đặc biệt là đối với các sinh viên học nghề. Các sinh viên muốn có thị thực vào Australia và có ý định xin định cư thường nhận được lời khuyên: Cần lường trước sự thay đổi về chính sách liên quan đến visa của chính phủ nước này trong từng thời điểm.
Với thị trường du học Anh, nơi không có ưu thế về giá cả sinh hoạt, học tập, một chuyên gia tư vấn cho thị trường này nhấn mạnh vào tính hiệu quả: Sinh viên có thể hoàn thành chương trình ĐH tại Anh trong vòng 3 năm và chương trình cao học trong 1 năm, rút ngắn 1 năm so với các quốc gia nói tiếng Anh khác. Như vậy, sinh viên có thể tiết kiệm được một khoản tiền học hàng chục nghìn bảng Anh tương đương với thời gian học tập được rút ngắn. Tuy nhiên, nước Anh có những quy định chặt chẽ về sức khỏe, chứng minh tài chính. Mức tài chính phải chứng minh đã được nâng lên là 1.000 bảng Anh/tháng (nếu sinh viên học tại London), 800 bảng/tháng (với các thành phố khác ngoài London). Sinh viên cần chứng minh tài chính cho 9 tháng/ năm.
Singapore cũng là điểm đến của nhiều du học sinh tự túc với ưu điểm nổi bật là gần gũi đối với người Việt Nam cả về địa lý và thói quen sinh hoạt, an ninh tốt, có nhiều trường ĐH thuộc đẳng cấp thế giới. Học phí tại đây cũng không quá cao so với nhóm nước thuộc hàng top, xin visa du học không khó khăn. Tuy nhiên, sinh viên cần cân nhắc khi chọn trường bởi chất lượng các trường rất đa dạng. Ngoài ra, cơ hội được định cư ở đây là rất ít, trừ sinh viên tốt nghiệp các trường công lập và các trường nằm trong danh sách của Bộ Nhân lực Chính phủ Singapore.
Khó trông chờ vào làm thêm
Sau khi vượt qua được những rào cản về chính sách du học và thị thực, vấn đề tài chính là mối quan tâm lớn nhất của nhiều gia đình có con em đi du học. Không phải ngẫu nhiên mà trong 2 năm vừa qua, số sinh viên Việt Nam tại Australia đã giảm liên tục: Năm 2011 giảm 8,5% so với năm trước đó, năm 2012 giảm tiếp 4,4%. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Trung Hà, đại diện Tổ chức giáo dục IDP, dù thị trường du học bị ảnh hưởng bởi khó khăn chung nhưng nhiều gia đình vẫn gửi con ra nước ngoài, chủ yếu là do kế hoạch du học đã được hoạch định từ nhiều năm trước, do đó, kinh phí đã được chuẩn bị kỹ. Bên cạnh đó, kế hoạch học tập cũng được linh hoạt thay đổi để giảm thiểu chi phí. Chẳng hạn, thay vì học tiếng Anh ở nước ngoài, học sinh có thể hoàn thành phần học này ở trong nước rồi mới đi. Học sinh cũng có xu hướng chuyển sang chọn những trường công có chi phí thấp để tiết kiệm.
Tận dụng cơ hội làm thêm trong thời gian du học cũng là một giải pháp được sinh viên lựa chọn, mục tiêu là giảm gánh nặng tiền bạc. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào chính sách ở từng nước. Ở Australia, sinh viên tự tìm việc và được phép làm thêm 20 giờ/tuần với mức lương trung bình 12,75 AUD/giờ và được làm toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Công việc làm thêm chỉ đủ trang trải chi phí ăn ở, gia đình vẫn phải hỗ trợ tiền học phí với mức trung bình khá cao. Tại New Zealand, sinh viên được phép đi làm thêm trong khi học với mức lương 13,2 NZD/giờ.
Tại Nhật Bản, sinh viên được làm thêm 28 giờ/tuần với mức lương 9-15USD/giờ. Tuy nhiên, tại Singapore, sinh viên các trường tư không được phép làm thêm trong thời gian học. Còn tại Anh, chỉ những sinh viên theo học tại các trường đại học và những trường cao đẳng công lập mới được phép làm thêm. Nhìn chung, các nhà tư vấn một mặt vẫn dẫn ra việc đi làm thêm như một giải pháp về tài chính cho du học sinh, một mặt cũng khuyên rằng: Nếu chỉ trông chờ vào giải pháp này, việc học tập có thể sẽ đi chệch hướng và kết quả sẽ không như mong đợi, dẫn tới lãng phí số tiền đầu tư ban đầu.
Trước những quy định khác nhau của mỗi nước, mỗi trường và sự thay đổi của chính sách trong từng thời điểm, các học sinh, sinh viên có ý định du học cần tìm hiểu thật kỹ thông tin thông qua các tổ chức tư vấn uy tín, qua trang web của các trường và đại diện các cơ quan có chức năng quản lý du học tại Việt Nam.
Đối với sinh viên nước ngoài, những nước thuộc nhóm có chi phí du học cao nhất hiện nay là Nhật Bản, New Zealand, Mỹ, Anh, Australia. Tuy nhiên, du học ở Australia vẫn là phương án khả thi với nhiều bạn trẻ bởi nước này đã đưa ra chính sách ưu đãi nhằm thu hút sinh viên trong giai đoạn khó khăn hiện nay, như cho phép sinh viên tốt nghiệp ở lại làm việc, có cơ hội được xét định cư… Ngoài ra, việc xin thị thực vào Australia cũng dễ dàng hơn so với nhiều nước khác. Dù vậy, theo chuyên gia tư vấn của AH Edu Links, mặc dù lượng sinh viên Việt Nam tới Australia có sự tăng đột biến – lên đến 49% vào năm 2009 so với năm 2008 – nhưng lại tăng trưởng âm trong 2 năm gần đây. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là việc xét thị thực đã được siết chặt hơn đối với các yếu tố liên quan, đặc biệt là về khả năng tài chính cũng như mục đích du học; lệ phí xét thị thực hiện ở mức rất cao: Gấp 1,5 lần so với khi xin du học Anh, gấp 4,5 lần so với du học Mỹ, gấp 15 lần xin du học Hàn Quốc và gấp 20 lần du học Nhật Bản. Yêu cầu về điểm tiếng Anh IELTS (7.0 IELTS không môn nào dưới 7) cũng là trở ngại đối với phần lớn sinh viên Việt Nam, đặc biệt là đối với các sinh viên học nghề. Các sinh viên muốn có thị thực vào Australia và có ý định xin định cư thường nhận được lời khuyên: Cần lường trước sự thay đổi về chính sách liên quan đến visa của chính phủ nước này trong từng thời điểm.
Với thị trường du học Anh, nơi không có ưu thế về giá cả sinh hoạt, học tập, một chuyên gia tư vấn cho thị trường này nhấn mạnh vào tính hiệu quả: Sinh viên có thể hoàn thành chương trình ĐH tại Anh trong vòng 3 năm và chương trình cao học trong 1 năm, rút ngắn 1 năm so với các quốc gia nói tiếng Anh khác. Như vậy, sinh viên có thể tiết kiệm được một khoản tiền học hàng chục nghìn bảng Anh tương đương với thời gian học tập được rút ngắn. Tuy nhiên, nước Anh có những quy định chặt chẽ về sức khỏe, chứng minh tài chính. Mức tài chính phải chứng minh đã được nâng lên là 1.000 bảng Anh/tháng (nếu sinh viên học tại London), 800 bảng/tháng (với các thành phố khác ngoài London). Sinh viên cần chứng minh tài chính cho 9 tháng/ năm.
Singapore cũng là điểm đến của nhiều du học sinh tự túc với ưu điểm nổi bật là gần gũi đối với người Việt Nam cả về địa lý và thói quen sinh hoạt, an ninh tốt, có nhiều trường ĐH thuộc đẳng cấp thế giới. Học phí tại đây cũng không quá cao so với nhóm nước thuộc hàng top, xin visa du học không khó khăn. Tuy nhiên, sinh viên cần cân nhắc khi chọn trường bởi chất lượng các trường rất đa dạng. Ngoài ra, cơ hội được định cư ở đây là rất ít, trừ sinh viên tốt nghiệp các trường công lập và các trường nằm trong danh sách của Bộ Nhân lực Chính phủ Singapore.
Khó trông chờ vào làm thêm
Sau khi vượt qua được những rào cản về chính sách du học và thị thực, vấn đề tài chính là mối quan tâm lớn nhất của nhiều gia đình có con em đi du học. Không phải ngẫu nhiên mà trong 2 năm vừa qua, số sinh viên Việt Nam tại Australia đã giảm liên tục: Năm 2011 giảm 8,5% so với năm trước đó, năm 2012 giảm tiếp 4,4%. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Trung Hà, đại diện Tổ chức giáo dục IDP, dù thị trường du học bị ảnh hưởng bởi khó khăn chung nhưng nhiều gia đình vẫn gửi con ra nước ngoài, chủ yếu là do kế hoạch du học đã được hoạch định từ nhiều năm trước, do đó, kinh phí đã được chuẩn bị kỹ. Bên cạnh đó, kế hoạch học tập cũng được linh hoạt thay đổi để giảm thiểu chi phí. Chẳng hạn, thay vì học tiếng Anh ở nước ngoài, học sinh có thể hoàn thành phần học này ở trong nước rồi mới đi. Học sinh cũng có xu hướng chuyển sang chọn những trường công có chi phí thấp để tiết kiệm.
Tận dụng cơ hội làm thêm trong thời gian du học cũng là một giải pháp được sinh viên lựa chọn, mục tiêu là giảm gánh nặng tiền bạc. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào chính sách ở từng nước. Ở Australia, sinh viên tự tìm việc và được phép làm thêm 20 giờ/tuần với mức lương trung bình 12,75 AUD/giờ và được làm toàn thời gian trong kỳ nghỉ. Công việc làm thêm chỉ đủ trang trải chi phí ăn ở, gia đình vẫn phải hỗ trợ tiền học phí với mức trung bình khá cao. Tại New Zealand, sinh viên được phép đi làm thêm trong khi học với mức lương 13,2 NZD/giờ.
Tại Nhật Bản, sinh viên được làm thêm 28 giờ/tuần với mức lương 9-15USD/giờ. Tuy nhiên, tại Singapore, sinh viên các trường tư không được phép làm thêm trong thời gian học. Còn tại Anh, chỉ những sinh viên theo học tại các trường đại học và những trường cao đẳng công lập mới được phép làm thêm. Nhìn chung, các nhà tư vấn một mặt vẫn dẫn ra việc đi làm thêm như một giải pháp về tài chính cho du học sinh, một mặt cũng khuyên rằng: Nếu chỉ trông chờ vào giải pháp này, việc học tập có thể sẽ đi chệch hướng và kết quả sẽ không như mong đợi, dẫn tới lãng phí số tiền đầu tư ban đầu.
Trước những quy định khác nhau của mỗi nước, mỗi trường và sự thay đổi của chính sách trong từng thời điểm, các học sinh, sinh viên có ý định du học cần tìm hiểu thật kỹ thông tin thông qua các tổ chức tư vấn uy tín, qua trang web của các trường và đại diện các cơ quan có chức năng quản lý du học tại Việt Nam.
Theo Hà Nội Mới
Bình luận (0)