Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Nỗi khổ của người đi bộ

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Hầu hết các ngã tư, hễ chỗ nào có tín hiệu đèn giao thông là ở đó có vạch đi đường dành riêng cho người đi bộ, thậm chí cơ quan chức năng còn trang bị cả đèn dành riêng cho người đi bộ qua đường. Thế nhưng, hiện nay có lẽ nó đã mất dần tác dụng do sự lấn chiếm của các phương tiện lưu thông khác. Mỗi khi có tín hiệu đèn xanh dành cho người đi bộ, thì họ muốn tìm một vạch đi đường để băng qua cũng… rất khó.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Người đi bộ qua đường trên thang lộ sẽ an toàn

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Có phải là thói quen?…

Cứ mỗi lần nhắc đến vấn đề tham gia giao thông của người dân ở  nước ta thì nhiều vị tâm huyết cứ lắc đầu ngán ngẩm, nào là chuyện phóng nhanh, vượt ẩu, lấn tuyến, không chấp hành Luật giao thông, hành xử thiếu văn hóa khi lỡ xảy ra va quẹt,… đến nỗi cái vạch đi đường dành riêng cho người đi bộ, họ cũng không tha. Việc dừng đúng vạch tại các ngã tư cũng phải đợi nhắc nhở. Một anh cảnh sát giao thông trực ở ngã tư Xô Viết Nghệ Tĩnh – Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh) nói vui: Hình như ngoài nhiệm vụ đảm bảo an toàn, chấp hành Luật giao thông của người dân, tụi tui còn có nhiệm vụ khác thường xuyên hơn đó là “canh” cho họ… dừng đúng vạch. Đúng vậy, người tham gia giao thông, nhất là những người điều khiển xe gắn máy cứ hễ đến đèn đỏ, mặc dù vẫn thấy cảnh sát giao thông đứng đấy, nhưng cứ vô tư đậu xe lấn vạch, phải đợi đến khi cảnh sát giao thông nhắc nhở, họ mới chịu lùi lại. Dù vẫn biết đó là luật, thế nhưng vẫn rất ít người chịu chấp hành. Ở những ngã tư có cảnh sát giao thông trực thì những người điều khiển xe gắn máy có vẻ “ngoan” hơn, nhưng ở những ngã tư không có bóng dáng cảnh sát giao thông thì đâu lại vào đấy, họ lại tha hồ lấn vạch. Mỗi khi đèn đỏ, thay vì dừng đúng vạch quy định thì ai cũng muốn nhích bánh xe lên trên một chút, ai cũng muốn mình đứng trước mọi người, đi trước mọi người như kiểu đứng sau người khác là họ không chịu nổi, hay đối với họ chuyện dừng xe đúng vạch là khác thường vậy. Vì thế mà nhiều khi lưu thông trên đường, lúc đến ngã tư, trong khi tôi và một số người khác đã dừng xe đúng vạch thì ở phía sau, một số người bóp còi inh ỏi, tỏ vẻ khó chịu và ra hiệu hãy chạy xe lên trên một tí.

Điều này nói lên rằng, nguyên nhân không phải ở sự thiếu hiểu biết về luật. Thế nhưng không ai muốn làm theo, vậy nên luật cứ đi đường luật, xe cứ chạy đường xe, và chuyện dừng xe lấn cả sang vạch dành cho người đi bộ đã là “chuyện thường ngày ở huyện”. Điều đáng buồn là hiện tượng này lại ngày càng phổ biến, ở mọi giờ giấc, mọi ngã tư. Không hiểu sao với nhiều người tham gia giao thông thói quen phạm luật, lấn vạch rất dễ được làm theo, còn thói quen dừng đúng vạch, chấp hành luật sao mà khó hình thành đến thế!

Người đi bộ thiệt thòi…

Đối với người đi bộ, khi sang đường, Luật giao thông đã quy định rõ rằng họ được ưu tiên trên các vạch sang đường theo đèn tín hiệu giao thông tại nhiều giao lộ và tại các vạch sang đường đặc biệt trên các đoạn đường thẳng, nơi có nhu cầu nhiều người đi bộ qua lại. Và phải chờ đến thời điểm khi không còn các phương tiện giao thông nào có thể chạy qua mới được sang đường. Luật là vậy, nhưng hiện nay, tình hình không được như mọi người mong muốn, các phương tiện cơ giới không tôn trọng người đi bộ tại các chỗ họ được ưu tiên, nhiều tai nạn thương tâm và đáng tiếc đã xảy ra. Hiện nay hầu như đa số người đi bộ đều chấp hành đúng luật, nhưng những phương tiện xe cơ giới khác thì không. Họ luôn cố tình lấn sang vạch dành cho người đi bộ, nhiều khi còn vượt cả đèn đỏ khiến nhiều người đi bộ mỗi khi sang đường đều phải né tránh, ngó trước ngó sau, ở trong trạng thái bất an. Điều này dẫn đến một thực tế đáng quan tâm là người đi bộ tại các đô thị lớn của nước ta rất sợ mỗi khi phải sang đường. Đối với họ, việc có sang đường được hay không là dựa vào sự “nhường nhịn” của dòng xe cơ giới kia. Sang đường xong, người đi bộ có cảm giác vừa “thoát hiểm”, và có thể thở phào nhẹ nhõm đến tội nghiệp. Bạn tôi, một sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM hiện nay cái chân vẫn còn phải đi cà nhắc sau một lần sang đường không thành, mặc dù đã chọn đúng phần đường có vạch dành cho người đi bộ và đã cẩn thận nhìn trước nhìn sau, vậy mà cũng bị một bác xe ôm húc phải lúc đang băng qua đường để vào trường. Có thể nói, người đi bộ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong các vụ va chạm với các phương tiện giao thông, nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra ngay trên vạch dành cho người đi bộ chỉ vì người điều khiển xe gắn máy không tuân thủ luật. Do đó, để trả lại vạch đi đường cho người đi bộ, để giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc cần siết chặt hơn nữa trong việc xử lý những hành vi tham gia giao thông như lấn vạch, vượt đèn đỏ… Bên cạnh việc tuyên truyền thường xuyên một cách có hiệu ứng tác động mạnh về ý thức chấp hành luật của mọi người, cần ghi rõ quyền ưu tiên của người đi bộ trên vạch sọc ngựa vằn hay còn gọi là thang lộ trên hệ thống biển báo hiệu đường bộ.

Như Sương

Bình luận (0)