Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Sởn gai ốc mồi nhậu… chuột cống!

Tạp Chí Giáo Dục






Normal
0


false
false
false







MicrosoftInternetExplorer4




Từ đầu năm đến nay, TP HCM có hơn 150 ca nhập viện cấp cứu (trong đó khoảng 30 trường hợp tử vong) vì nhậu.

Có tìm hiểu thực tế ở nhiều quán nhậu, chúng tôi mới cảm thấy hãi hùng vì xuất xứ và cách chế biến thức ăn mất an toàn vệ sinh nghiêm trọng.

Chuột cống thay chuột đồng

Từ lâu, những xe đẩy chuyên phục vụ món bò nướng lá lốt trên vỉa hè đường Tôn Đức Thắng (Q1) là nơi thu hút nhiều thực khách. Ngoài ưu thế giá cả cạnh tranh, một trong những mồi nhậu được nhiều dân ghiền cực kỳ “khoái” là bò nướng lá lốt. Với mùi nướng thơm lừng vừa miệng, món này hợp khẩu vị rất nhiều người, kể cả những cây nhậu nữ.

Tuy nhiên, có “mục sở thị” những gì người ta chế biến, người viết mới cảm thấy bàng hoàng về những thứ “bùi nhùi” mà người ta đã cuộn trong cái lá lốt ấy để nướng. Thịt tạp nhạp gồm nhiều thứ: thịt bò, thịt heo (trong đó có cả thịt ôi, thiu…) được thu gom từ các chợ về khu nhà trọ sau buổi sáng. Sau khi cho vào máy xay nhuyễn, thịt nguyên liệu được dồn vào một cái thau to. Tiếp theo là công đoạn ướp khử mùi, gần nửa ký tỏi đập dập nát trộn đều với thau thịt khoảng 20kg, bột ngọt, đường, muối, nước mắm cùng hương liệu dùng để tạo… mùi thịt bò, trộn đều và giữ khoảng một giờ đồng hồ sẽ cho ra thau thịt “thuần” bò.

Đến khoảng 5h chiều, thịt được cuộn sẵn trong lá lốt mang ra những xe ba gác di động. Để ngoài vỉa hè nướng lên, mùi hương sau vỉ nướng càng kích thích khứu giác người đi đường và thế là một đĩa mồi ngon được bày ra. Ít ai biết trước khi những cuộn bò nướng lá lốt này được đưa ra phục vụ cho khách, chúng là một ổ vi trùng khi không được rửa sạch chứ đừng nói chi nguồn gốc thịt xuất phát từ đâu.

Những tưởng sự mất vệ sinh căn bản ấy chỉ xuất hiện ở những quán vỉa hè, nào ngờ nhiều quán nhậu hoành tráng cũng chẳng khác gì hơn. Trong một lần tình cờ gặp một số thiếu niên lang thang chuyên dùng ná bắn tên sắt nhọn mon men dưới gầm một cây cầu trên địa bàn quận Bình Thạnh, tôi hỏi làm gì thì được Tân, một thành viên trong nhóm, trả lời “đi săn chuột cống bán cho quán nhậu”.

Nghĩ bọn trẻ đùa vì có ai dám ăn thịt chuột cống bao giờ, nào ngờ Tân cau mày: “Không lẽ bọn em bắt về ăn sao?”. Nói rồi Tân bật mí, trước đây nhóm gồm 5 thành viên thường hay ra ngoại thành săn chuột đồng sau đó làm sẵn bán lại cho các quán nhậu đặc sản. Vì những cánh đồng ngoại thành giờ đã bị san lấp cất nhà, xây xí nghiệp nên chuột đồng ngày càng hiếm.

Thiếu “hàng”, một số nơi đã gợi ý thu luôn cả chuột… cống với giá chỉ 10-15 ngàn đồng/kg (thay vì 30-40 ngàn đồng/kg như trước kia) và tất nhiên điều kiện họ đưa ra là cấm không được bép xép chuyện này, nếu không thì họ sẽ ngưng lấy hàng.

Tân hăm hở: “Nhiều lúc trúng chỉ cần năm con lớn, mỗi con gần 2kg là đủ rồi  anh ơi”. Có lẽ vì sợ tôi làm lỡ dở chuyện “làm ăn” của mình nên khi thấy tôi quá chú tâm đến đề tài tiêu thụ, nhất là việc tôi cố năn nỉ xin đi theo đến những địa chỉ thu mua thịt chuột để làm mồi nhậu này, Tân và các bạn đã nhất mực im lặng.

Gặng hỏi mãi Tân mới rỉ tai cho biết những nơi mình thường hay bỏ mối thịt chuột không phải ở các quận vùng ven mà là một số quán nhậu đặc sản nằm ở… trung tâm thành phố.

Hỏi anh bạn tên Lâm từng là “bếp trưởng” của quán nhậu N.H trên đường Xuyên Á, nghe xong anh gật đầu bảo so với chuột đồng thì thịt chuột cống chẳng khác mấy. Do trước khi mang ra bán, chuột nguyên liệu đã được “xử lý cơ bản” (lột da, ngâm nước sôi, ướp hương vị…) nên ít thực khách nào đủ tỉnh táo để phân biệt đâu là chuột đồng đâu là chuột cống.

Để kiểm chứng về món thịt chuột… không thể chấp nhận này, tối chủ nhật cuối tuần, tôi cùng nhóm bạn rủ nhau vào một quán nhậu đặc sản ở quận 3, sau khi gọi món chuột ram nước mắm, tôi bước ra sau bếp quan sát. Gã đầu bếp lôi một bịch thịt chuột nguyên liệu ướp gia vị trước từ tủ lạnh ra, sau vài phút cho vào tô nước mắm và để lên chảo lửa, đĩa mồi thịt chuột thơm phức trông ngon mắt được mang lên. Nhìn thì thật là ngon nhưng thú thật nhóm chúng tôi chẳng ai dám đụng đũa vào vì không rõ đó là chuột đồng hay chuột… cống!

Gỏi gà… phục chế

Tuy nhiên có lẽ điều tệ hại nhất mà các “đệ tử lưu linh” không ai ngờ tới đó là việc các chủ quán “cải thiện đời sống” bằng cách sử dụng “mồi tái chế”. Tại một quán hải sản ở phố nhậu trên đường bờ kè Nhiêu Lộc (quận 3) khoảng 10h khuya, giả vờ là một nhóm thực khách say đang làm tiếp “tăng hai”, chúng tôi gọi ngay hai đĩa nghêu hấp lá gừng.

Sau một hồi loay hoay, gã phục vụ bưng ra ngay hai đĩa mà khi kiểm chứng lại toàn… vỏ nghêu là chính! Sò dương nướng mỡ hành giờ chỉ là một cục mỡ heo nướng rồi cho vào vỏ sò đã sử dụng. Thật hết biết!

Tại quán nhậu A.T trên đường Tây Thạnh khuya 10-12, chúng tôi cũng đã trở thành nạn nhân của lối kinh doanh bẩn thỉu trên. Sau khi gọi một đĩa gỏi gà với giá 50 ngàn đồng cùng năm chai bia, thấy dáng vẻ chúng tôi say bí tỉ, bà chủ quán cho nhân viên mang ra một đĩa xương… còn dính vài miếng da gà!

Bị chúng tôi phản ánh, chủ quán chạy ra cho rằng chúng tôi đến quậy rồi hù sẽ gọi công an phường đến. Tuy nhiên khi tôi “chứng minh” bằng một cánh gà còn nguyên… dấu răng của ai đó để lại trong đĩa gỏi thì bà này bỏ vô trong một nước.

Câu chuyện về việc tái sử dụng các món mồi nhậu đã được chúng tôi “vén màn” khi trong tuần đầu tháng 10/2008, trong vai một người xin việc làm bán thời gian, tôi đã có ba ngày phục vụ trong quán nhậu B.A gần khu công nghiệp Tân Bình. Bà chủ là một người miền Trung mập mạp (mà mọi người thường gọi là bà Chín) phân công nhiệm vụ của tôi chỉ là rửa chén và phân loại thực phẩm thừa.

Nghe qua có vẻ lạ tai nhưng đối với những nhân viên đã có thâm niên trong quán thì không lạ gì. Sau khi dọn bàn, mồi còn dư sẽ được mang xuống sàn rửa chén để nhân viên (trong đó có tôi) ngồi phân loại. Loại một (tạm gọi là vậy) quăng vào thùng rác; loại hai được cho riêng vào thùng để bán cho những người thu gom đem về nấu cho heo, chó ăn; loại ba là những thức ăn thừa chưa dùng đến được mang lại cho nhà bếp tái chế.

Nhiều lúc tàn thuốc, tăm xỉa răng được nén đầy trong phần thức ăn còn lại nhưng sau khi lựa ra xong, cho lên bếp thì vẫn nóng hổi như thường.

Chỉ mới điểm sơ qua cách tái chế mồi cùng xuất xứ nguồn gốc của những món “đặc sản” trên, chúng tôi đã cảm thấy hãi hùng. Nạn nhân của những quán kiểu này thường là các thực khách vào muộn (khi quán gần đóng cửa) hoặc khách đã quá say.

Trong khi đó, chỉ vì lợi nhuận kinh doanh mà các chủ quán nhậu kiểu trên đã lừa dối khách hàng. Bất chấp những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, bất chấp đạo đức kinh doanh, họ đã khiến nhiều người bị ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng (đôi khi mất mạng) chỉ vì cách làm ăn tính toán của họ.

Ba đĩa mồi dư có thể “gộp” lại thành một đĩa mồi mới, 2kg thịt chuột cống giá chỉ bằng 1kg thịt chuột đồng…. Rõ ràng với kiểu kinh doanh tận thu trên, nhiều nơi đã xem thường tính mạng, sức khỏe người khác. Trong khi đó để phát hiện hay bắt quả tang những trường hợp vi phạm trên là điều cực khó.

Tuy nhiên, qua đây cũng cần phải cảnh báo đối với thực khách, nhất là các vị “đệ tử lưu linh”, cần cẩn trọng khi chọn cho mình một địa chỉ thích hợp, tin tưởng trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày.

Theo một cán bộ ngành y tế cho biết, hiện nay khách nhậu tràn lan đã dẫn đến tình trạng mất kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài một số ít quán nhậu, nhà hàng lớn đã được cấp giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, phần lớn những điểm nhậu đều mất vệ sinh nghiêm trọng. Thực tế cho thấy, mặc dù đã có khá nhiều trường hợp dẫn đến mất mạng sau những chầu nhậu nhưng chưa thấy cơ quan chức năng làm rõ và quy trách nhiệm quán ăn hay nhà hàng nào gây ra hậu quả đối với các nạn nhân.

Theo Công An TP HCM

 

Bình luận (0)