Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Đào tạo báo chí tại Việt Nam còn nặng về lý thuyết

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 16/4, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với Hội đồng Anh tại Việt Nam tổ chức phiên họp báo cáo kết quả khảo sát và nghiên cứu đào tạo báo chí tại Anh và Việt Nam theo dự án MediaPro.
Sinh viên thi tuyển vào các trường đào tạo báo chí tại Việt Nam theo các khối học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nên nhiều sinh viên trong số đó không có hoặc có rất ít năng khiếu làm báo. 
Các giảng viên giảng dạy báo chí đều có học vị khá cao nhưng thiếu kinh nghiệm hành nghề thực tế, hoặc các kỹ năng họ có không được chuyển tải đến sinh viên một cách hiệu quả bởi áp lực của chương trình. 
Phiên họp nhằm nâng cao nhận thức về hiện trạng báo chí, hoạt động đào tạo báo chí và các qui định về nghề báo.
Dự án MediaPro được thực hiện từ tháng 11/2008 đến tháng 3/2009 nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng giáo trình giảng dạy báo chí tại Việt Nam; chia sẻ các xu hướng phát triển trong đào tạo báo chí của Anh. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị trong việc cải thiện chương trình giảng dạy báo chí tại Việt Nam nhằm xây dựng nền báo chí hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới.
Đánh giá về việc đào tạo báo chí tại Việt Nam, các chuyên gia báo chí của Anh đã chỉ rõ: Sinh viên thi tuyển vào các trường đào tạo báo chí tại Việt Nam theo các khối học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nên nhiều sinh viên trong số đó không có hoặc có rất ít năng khiếu làm báo.
Các giảng viên giảng dạy báo chí đều có học vị khá cao nhưng thiếu kinh nghiệm hành nghề thực tế, hoặc các kỹ năng họ có không được chuyển tải đến sinh viên một cách hiệu quả bởi áp lực của chương trình. Giáo trình giảng dạy tại các cơ sở báo chí hiện nay có xu hướng nặng về lý thuyết và phương thức truyền đạt dựa phần lớn vào việc giảng bài trên lớp.
Hiện nay, nhiều trường đã có những sửa đổi cần thiết về giáo trình, cơ sở vật chất. Song những thay đổi này vẫn còn khá manh mún và tiến độ hiện đại hoá này chưa theo kịp với yêu cầu thời đại mới.
Đào tạo báo chí ở Anh được thực hiện theo phương thức tự chủ và tự quản. Nội dung chương trình đào tạo do khoa, trường hoặc Hội đồng chuyên ngành thiết lập nhằm mục tiêu trang bị cho sinh viên kỹ năng tác nghiệp.
Giảng viên chủ yếu là đội ngũ nhà báo giỏi nghề nên có thể cung cấp cho sinh viên những kinh nghiệm từ thực tiễn công việc. Bên cạnh đó, nhằm phát huy khả năng tác nghiệp của sinh viên báo chí, tại Anh còn tổ chức nhiều giải thưởng báo chí dành cho sinh viên.
Thông qua phiên họp này, các cơ sở đào tạo báo chí tại Việt Nam đã đề xuất việc đổi mới, cập nhật chương trình giảng dạy; hợp tác với các trường đào tạo quốc tế nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng giảng dạy cho giảng viên Việt Nam.
Bên cạnh đó, các trường sẽ giảm giờ lên lớp, tăng thời gian thực tế, thực tập cho sinh viên; lập các giải thưởng báo chí hoặc khuyến khích sinh viên tham gia giải báo chí các cấp… nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo báo chí tại Việt Nam.
Theo TTXVN

Bình luận (0)