Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Câu lạc bộ hiệu trưởng: Hiệu trưởng giỏi là biết giao việc đúng người

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Biết giao việc đúng người sẽ giúp cho nề nếp nhà trường đi vào quy củ, thúc đẩy phong trào phát triển (ảnh mang tính minh họa).  Ảnh: T.L

Không phải trường ít học sinh, ít lớp thì quản lý dễ hơn trường nhiều lớp đông học sinh, vì trường ít HS nhưng không có nề nếp thì khó thúc đẩy được các phong trào.
1. Trường đông HS chắc chắn thầy cô vất vả và phải bỏ ra nhiều công sức hơn nhưng khi đã đi vào nề nếp thì chủ yếu dựa vào ý thức kỷ luật và tinh thần tự giác của các em là chính. Nề nếp cũng tạo nên thương hiệu cho trường. Trường có tiếng tăm, có kỷ luật sẽ giúp HS tự đưa mình vào khuôn khổ. Do đặc thù của trường THCS, ban giám hiệu nên phát huy vai trò làm chủ của HS bằng các hoạt động của đội thiếu niên mà tiêu biểu là hoạt động của đội Sao Đỏ. Hình thức này có thể xa lạ với các cấp học khác nhưng đối với trường THCS thì phù hợp. Tổng phụ trách đội nếu giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc thì phong trào đoàn đội của trường THCS phát triển mạnh, mà phong trào phát triển thì chất lượng giáo dục đạo đức HS có hiệu quả tốt.
Ngoài ra, chi đoàn giáo viên biết phát huy vai trò và năng khiếu của các em HS, nhất là những em có tham gia sinh hoạt tại nhà văn hóa, nhà thiếu nhi quận, thành phố thì sẽ làm tốt các hoạt động khác trong nhà trường. Các em HS là những hạt giống, những nhân tố tích cực làm cho phong trào đoàn đội trong trường THCS phát triển đều và có chất lượng thật sự.
2. Quản lý nề nếp trường học phải có sự đồng bộ, ngoài vai trò thầy cô còn có trách nhiệm của các bộ phận khác như bảo vệ, tạp vụ, lao công… Đó là những con người giáo dục trực tiếp các em bằng hành vi, việc làm, lời nói… và cũng là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hội đồng nhà trường. Một HS vi phạm về tác phong, ăn mặc… vào đến cổng trường nếu được nhân viên bảo vệ nhắc nhở kịp thời thì khi vào đến lớp em HS đó không còn cơ hội để tái phạm nữa. Giáo viên chủ nhiệm bám lớp có cách xử lý tình huống giáo dục linh hoạt và “cứng tay” thì sẽ hạn chế được những HS cá biệt trong lớp. Song song đó, ban giám hiệu phải đầu tư xây dựng một môi trường sư phạm thật tốt, có điều kiện dạy và học tốt nhất thì mới tạo được nề nếp. HS muốn học thêm tin học, tiếng Anh tăng cường mà thiếu phòng lab, thiếu máy vi tính thì nề nếp học tập cũng bị ảnh hưởng.
3. Trường THCS Hồng Bàng từ lâu đã có nề nếp tốt trong việc quản lý HS, có truyền thống về các hoạt động của phong trào đoàn đội. Ban giám hiệu đã cắt cử một giáo viên chuyên về kỷ luật trật tự, thường xuyên theo dõi và quản lý nề nếp, việc thực hiện nội quy của HS trong trường. Cách phân công đúng người, đúng việc của ban giám hiệu có vai trò quan trọng để các bộ phận liên đới điều phối hoạt động. Tổng phụ trách đội ngoài tổ chức sinh hoạt cho HS còn phải thường xuyên liên kết với đoàn phường để có những chương trình hành động phù hợp. Không chỉ có giáo viên trẻ tham gia sinh hoạt phong trào đoàn đội mà những giáo viên lớn tuổi khi có yêu cầu cũng hỗ trợ một cách tự giác. Do có sự động viên và tạo điều kiện của ban giám hiệu cho giáo viên đi học nâng cao trình độ nên ngoài 5 giáo viên đang theo học cao học trường đã có 3 giáo viên có bằng thạc sĩ, 1 giáo viên đang theo học tiến sĩ Anh văn chương trình của Úc. Họ là những nòng cốt thúc đẩy chất lượng giảng dạy và sự phát triển của nhà trường.n
Thầy Nguyễn Xuân Cảnh
(Hiệu trưởng Trường THCS Hồng Bàng, Q.5 – TP.HCM)
Cách phân công đúng người, đúng việc của ban giám hiệu có vai trò quan trọng để các bộ phận liên đới điều phối hoạt động.
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)