Bộ LĐTB-XH vừa phê duyệt các nghề trọng điểm và trường được lựa chọn đào tạo nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015. Cụ thể, có 121 nghề được đầu tư đào tạo trọng điểm, trong đó có 26 nghề được đầu tư đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, 49 nghề đào tạo theo tiêu chuẩn ASEAN, 107 nghề đào tạo theo tiêu chuẩn quốc gia.
Trong danh mục 26 nghề trọng điểm theo cấp độ quốc tế đáng chú ý có các nghề như: Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí; cắt gọt kim loại; công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy; công nghệ ô tô; công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm); cơ điện tử; chế biến cà phê – ca cao, lương thực, thủy sản; điện và điện tử công nghiệp; điều khiển tàu biển; hướng dẫn du lịch; may thời trang; vận hành thiết bị lọc dầu, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật lắp đài trạm viễn thông… Các nghề được đào tạo theo chuẩn khu vực ASEAN và quốc gia, trong đó có tới 50% nghề nông nghiệp, chế biến nông sản như nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt; trồng rau; cạo mủ cao su, chế biến lương thực; sản xuất mây tre đan; gốm sứ xây dựng; vận hành máy nông nghiệp…
Ngoài các nghề trọng điểm, 200 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề công lập trong cả nước cũng sẽ được hỗ trợ đầu tư phát triển trong giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
H.Thu / SGGP
Bình luận (0)