Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ôn thi tốt nghiệp THPT 2020: Môn tiếng Anh: Bám sát kiến thức cơ bản

Tạp Chí Giáo Dục

Tp trung hc kiến thc cơ bn trong SGK, nm vng phn ng pháp và t vng thông dng, rèn luyn các k năng làm bài trong tng dng bài… là nhng li khuyên đưc giáo viên b môn đưa ra cho hc sinh khi ôn tp môn tiếng Anh chun b cho k thi tt nghip THPT năm 2020.

Hc sinh THPT ti TP.HCM trao đi vi du khách trong mt hot đng ngoi khóa môn tiếng Anh (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

+ Thầy Đng Thanh Huân (giáo viên môn tiếng Anh Trường THPT Nguyễn Du, Q.10, TP.HCM): Nm chc kiến thc thân thuc

Dựa vào đề minh họa của Bộ GD-ĐT trong môn tiếng Anh, có thể nhận thấy phần ngữ pháp khá thân thuộc với học sinh, không có cấu trúc mới, từ vựng tương đối phổ biến. Các chủ điểm trong phần Đọc hiểu gần gũi và bám sát nội dung SGK như: Môi trường (Environment), quan hệ gia đình (Family), phỏng vấn (Interview)… Để đạt 5 điểm, học sinh nên ôn tập bám sát nội dung đề thi minh họa, kiến thức bám sát SGK. Trong đó, phần Ngữ âm, ôn tập cách đọc âm “s/ed”, âm đơn (thí dụ: “i/ o..”. Tìm dấu nhấn từ 2 vần và 3 vần (lưu ý một số quy tắc đánh dấu nhấn thông dụng). Với phần Ngữ pháp, các em cần ôn tập và thực hành những nội dung sau: Các thì thông dụng như hiện tại đơn (số ít, số nhiều), quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành… và lưu ý các dấu hiệu nhận biết (Time indicators) thông dụng trong từng thì; các loại câu điều kiện cơ bản; các dạng của động từ (Verb forms); các liên từ thông dụng (Because, Although, However, Therefore…) và các giới từ thông dụng; câu hỏi đuôi; mệnh đề quan hệ và rút gọn; một số cụm động từ thông dụng (Common phrasal verbs); các hình thức của từ (Word forms); tổ hợp từ (thí dụ: Make effort/Chapter of accident…). Riêng phần Đọc hiểu, học sinh nên tìm đọc thêm các đoạn văn có chủ đề trong chương trình học như: Thiên nhiên và môi trường (Nature and Environment), quan hệ gia đình (Family relationship), sự đa dạng về văn hóa (Cultural diversities), giáo dục ĐH (Higher education), định hướng nghề nghiệp tương lai (Future jobs)… Quan trọng hơn, khi mở rộng đọc, các em nên tập trung luyện 5 dạng câu hỏi trong đọc hiểu như tìm ý chính của bài (Main idea), tìm từ liên hệ (Reference), câu hỏi thông tin chi tiết trong bài (Fact), câu hỏi suy luận (Inference) và câu hỏi về nghĩa của từ trong bài (Vocabulary). Bên cạnh đó, để đạt điểm cao hơn, các em nên học kỹ năng đoán nghĩa của từ (dựa vào âm tố (Affixes) và dựa vào ngữ cảnh (Contextual clues))…

+ Cô Phan Th Thu Hng (Tổ trưởng Tổ tiếng Anh Trường THPT Phú Nhuận, Q.Phú Nhuận, TP.HCM): Tp trung vào mng t vng

Những năm gần đây, xu hướng ra đề thi môn tiếng Anh của Bộ GD-ĐT đã tiếp cận với các kỳ thi quốc tế. Tức là chú trọng mảng từ vựng, ngữ pháp ngày càng tinh giản. Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới cũng vậy, khi ôn tập, học sinh cần tập trung vào mảng từ vựng, nhất là từ đồng nghĩa, phản nghĩa, cụm từ cố định. Ngữ pháp cần nắm các phần kiến thức cơ bản. Căn cứ vào đề minh họa của Bộ GD-ĐT, có thể nhận thấy kiến thức cơ bản chiếm tới 60% kiến thức trong đề thi. Đặc biệt, năm nay kỳ thi chỉ nhằm mục đích chính là xét tốt nghiệp, phần kiến thức này trong đề có thể lên tới 70%; 30-40% kiến thức còn lại ở mức vận dụng, vận dụng cao.

Đối với phần kiến thức cơ bản, khi ôn tập, học sinh cần bám sát nội dung kiến thức trong SGK. Phần phát âm ghi nhớ những kiến thức rất đơn giản, không đánh đố, dễ lấy điểm, ngữ pháp nắm các kiến thức cơ bản như chia thì, mệnh đề quan hệ… Chỉ cần học theo chương trình SGK, một học sinh học bình thường cũng có thể làm được 6 điểm. Ở phần vận dụng, vận dụng cao, kiến thức thường rơi vào các bài đọc hiểu (nhất là bài đọc hiểu thứ 2) và phần từ vựng khó, bao gồm những cụm từ cố định, thành ngữ, đồng nghĩa, phản nghĩa. Để làm được phần vận dụng cao, học sinh cần phải nắm và thông thạo kỹ năng làm bài trong từng dạng bài. Cụ thể, với dạng bài đọc hiểu, cần có kỹ năng đọc hiểu, làm sao đọc mà nắm được thông tin, ý chính, chìa khóa của đoạn văn nhanh nhất. Muốn vậy, các em cần rèn luyện nhiều để quen với cách hỏi trong đề. Với các thành ngữ, cụm từ thì trong quá trình học, học sinh phải chú ý và có kỹ năng suy luận, kỹ năng đoán từ dựa vào ngữ cảnh của câu. Trong đề thi thường có kiểu câu hỏi cho một cụm từ gạch dưới và tìm một cụm từ thay thế. Học sinh cần dùng những kỹ năng suy luận, lập luận thì mới có thể làm được bài vì phần lớn những cụm từ này là cụm từ mới.

Trong quá trình làm bài, học sinh thường mắc sai lầm và dễ mất điểm ở phần đọc hiểu, nhất là bài đọc hiểu thứ hai vì đoạn văn có nhiều câu hỏi mang tính “bẫy”, tưởng đáp án đó đúng nhưng không phải. Do đó, nếu không đọc kỹ đề thì dễ làm sai. Một sai lầm thường gặp nữa là ở phần nghĩa của từ do học sinh không biết đặt từ vào ngữ cảnh của câu để suy luận, tìm ra đáp án. Và đặc biệt, trên thực tế, ngay cả những câu hỏi cơ bản, nếu không đọc kỹ đề, không có sự cẩn thận thì cũng sẽ chọn sai và mất điểm. Vì vậy, trong quá trình làm bài thi các em cần đọc kỹ đề trước một lượt, những câu nào dễ làm trước, câu khó cần sử dụng kỹ năng suy luận, phán đoán.

Trong môn tiếng Anh, để có thể đạt kết quả cao, học sinh cần phải có tinh thần tự giác học tập, xây dựng kế hoạch học tập khoa học. Mỗi ngày dành một khoảng thời gian nhất định để coi lại những phần kiến thức cũ, giải đề thi, cố gắng mỗi tuần giải được 2-3 đề thi tiếng Anh, phần kiến thức nào không hiểu nên hỏi thầy cô. Làm nhiều đề sẽ giúp các em rèn kỹ năng và quy tắc ở từng dạng bài. Tuy nhiên, khi giải đề thi, học sinh cần chú ý chọn những trang mạng uy tín. Với từ vựng, trước hết học sinh nên xoay quanh các chủ đề trong SGK, những cụm từ nào thường gặp cần phải nhớ, phải thuộc.

Đ.Yến (ghi)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)