Không thể phủ nhận mặt tích cực của việc xã hội ngày càng phát triển hiện đại là mang đến cho chúng ta cuộc sống thoải mái, tiện ích. Song đi kèm với nó là tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đáng sợ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vấn nạn bắt cóc, buôn bán, lạm dụng trẻ em… đã trở thành nỗi lo sợ, ám ảnh thường trực của các bậc cha mẹ. Nhiều phụ huynh bắt đầu siết chặt vòng kiểm soát, giữ gìn con quá mức bình thường, hậu quả là trẻ bị hạn chế khả năng giao tiếp và phát triển tư duy, cảm xúc. Tại sao không chủ động áp dụng phương pháp đơn giản hơn bằng cách hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng cơ bản để tự vệ?
Không đi theo người lạ
Bố mẹ nên đặt tình huống giả lập dạy bé rằng nếu những người không quen biết nói đưa bé đi mua kẹo bánh, bim bim, đồ chơi hay đưa bé về nhà… thì bé cần phải nói “không” với người lạ mặt. Nếu người lạ mặt cố nài ép, dụ dỗ thì bé cần đến chỗ chú bảo vệ, ghé vào đồn công an gần nhất hoặc chạy vào một cửa hàng ở gần đó nhờ giúp đỡ. Nếu đang ở những chỗ đông người mà bị ép đi theo, bé hãy hô thật lớn, kẻ xấu sẽ tự đi.
Làm gì khi bị lạc
Với nhu cầu vui chơi giải trí hiện nay, đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị lạc, xảy ra nơi công cộng. Các bậc phụ huynh nên giúp trẻ có những kiến thức ứng xử khi rơi vào tình huống trên. Nếu vừa bị lạc bố mẹ khi đang mua sắm hoặc vui chơi thì bạn hãy dặn bé đứng yên một chỗ, nơi mà bố mẹ bé dễ dàng nhìn thấy, không chạy lung tung. Quan trọng nhất, bạn cần dạy bé bình tĩnh, không khóc lóc, có thể nhờ một người bên cạnh liên lạc vào số di động, điện thoại bàn… Bất kỳ số nào mà bé có thể nhớ. Tuy nhiên khi bé đang hoảng sợ chưa chắc đã nhớ chính xác những thông tin này, vì thế tốt hơn hết nên cho bé mang theo mảnh giấy ghi thông tin liên lạc của bố mẹ trong trường hợp khẩn cấp. Một trường hợp khác, khi bé bị lạc trên đường, nếu có thể, hãy tìm đến sự giúp đỡ của một chú công an và đến đồn cảnh sát để bố mẹ có thể tìm thấy bé.
Nếu bị lạc bố mẹ, bé nên đến gặp các chú công an nhờ giúp đỡ
Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể
Ở Việt Nam, vấn đề nhạy cảm này thực sự chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, đây lại là vấn nạn khá nhức nhối trong xã hội hiện nay. Nhằm đảm bảo cho con có những kiến thức cơ bản để bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại, bố mẹ cần phải dạy cho trẻ biết rõ giới hạn. Nguyên tắc vàng đặt ra bé cần phải nhớ là: Chỉ có bố mẹ, ông bà nội ngoại hay họ hàng thân thiết mới có thể bế, ôm hay thơm bé. Tuyệt đối không cho phép ai ngoài bố mẹ động chạm vào các vùng cấm trên cơ thể con, nếu có phải la lên thật to và báo cho bố mẹ hoặc cô giáo biết.
Học cách từ chối người lạ
Một kỹ năng không kém phần quan trọng là dạy cho trẻ biết từ chối những lời đề nghị từ người lạ. Cha mẹ cần phải nói chuyện với trẻ về chủ đề này để giúp con nâng cao hiểu biết và kỹ năng xử lý tình huống. Khi có người lạ mời bé ăn kẹo, bánh, uống sữa, cho đồ chơi hay đề nghị chở bé về nhà, bố mẹ phải dạy cho bé rằng tuyệt đối không được nhận/cầm/ăn những món đồ từ người lạ đó, không tiếp tục đứng gần, nói chuyện hay tiếp xúc với người đó nữa, hãy chạy thật nhanh đến chỗ người thân, bạn bè hoặc chỗ đông người, lập tức báo cho bố mẹ, người thân đang ở bên cạnh biết. Trường hợp người lạ đề nghị chở bé về nhà, nếu bị ép đi theo, hãy nói với cô giáo rằng bố mẹ con dặn không được cho người lạ đón. Tuyệt đối không để ai đón về ngoài bố/mẹ/ông/bà…(những người được bố mẹ dặn trước).
Trang bị thẻ học sinh thông minh Kidzon
Nếu những phương pháp trên vẫn chưa đủ khiến các bậc phụ huynh yên tâm thì thẻ học sinh thông minh Kidzon chính là một giải pháp công nghệ cao trong việc quản lý và đảm bảo miền an toàn cho trẻ. Với khả năng định vị nhanh chóng, thẻ học sinh thông minh Kidzon giúp bố mẹ và nhà trường xác định vị trí của con theo thời gian thực. Ngoài ra, thẻ Kidzon còn có khả năng gần giống như một chiếc điện thoại căn bản khichophép thực hiện cuộc gọi cho những số đã được cài đặt. Qua đó trẻ có thể thực hiện cuộc gọi cho những số đã được lưu. Để sản phẩm của mình thật sự trở nên hữu dụng, VNPT VinaPhone còn trang bị khả năng tự động thực hiện cuộc gọi khẩn cấp (SOS) cho chiếc thẻ học sinh khi các em rơi vào tình huống nguy hiểm. Kèm theo đó là tính năng thiết lập vùng an toàn cho trẻ và cảnh báo tới cha mẹ và nhà trường khi trẻ ra khỏi vùng an toàn giúp cha mẹ và nhà trường có thể theo dõi và quản lý trẻ mọi lúc mọi nơi.
Sự an toàn của trẻ là thành quả của những nỗ lực giữa phụ huynh và nhà trường
Những phương pháp trên là một vài gợi ý cho các bậc phụ huynh trong việc trang bị kỹ năng bảo vệ miền an toàn cho trẻ, song bố mẹ đừng quên điều quan trọng vẫn là phải dành thời gian giao tiếp nhiều hơn với bé. Nói chuyện là cách đơn giản nhất không chỉ giúp trẻ hiểu được vấn đề mà còn giúp kéo gần khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Thường xuyên nói chuyện với con sẽ giúp bố mẹ tạo dựng niềm tin với con. Đây là tiền đề tốt để bố mẹ có thể nắm bắt và giải quyết được những vẫn đề xảy ra xung quanh con một cách tốt nhất.
Bình luận (0)