Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thời của nhóm ngành kỹ thuật

Tạp Chí Giáo Dục

Theo nhiu chuyên gia tuyn sinh, nhóm ngành thuc lĩnh vc k thut trình đ TC-CĐ đang đưc hc sinh quan tâm, sng đăng ký hc tăng theo tng năm. Đây là nhóm ngành phù hp vi xu hưng th trưng lao đng trong nhng năm ti.

Sinh viên ngành công ngh ô tô ca Trưng CĐ Công ngh Th Đc trong gi thc hành

Ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thủ Đức) cho biết hiện nay người học đã xác định rõ xu hướng việc làm trong thời gian tới, theo đó nhóm ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật được các em lựa chọn học nhiều hơn. Cụ thể, năm 2018, số học sinh đăng ký học ở nhóm ngành này chiếm khoảng 30% trên tổng số các ngành mà trường đang đào tạo. Tương tự, ông Trần Quốc Hải (Phó Hiệu trưởng Trường TC Kỹ thuật Nghiệp vụ Nam Sài Gòn) cũng cho biết số người học nhóm ngành kỹ thuật tăng xuất phát từ nhu cầu thực tế. Đây là tín hiệu vui cho thị trường lao động nhóm ngành này nói riêng và cho hệ thống GDNN nói chung.

Trong khi đó, bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) đánh giá: “Thời gian học từ 2-3,5 năm (có học văn hóa và liên thông lên CĐ) là ưu điểm để học sinh lựa chọn nhằm ra trường sớm đi làm, tiết kiệm thời gian và chi phí. Vì vậy, tỷ lệ học sinh – sinh viên ở nhóm ngành kỹ thuật nghỉ học rất thấp, chủ yếu là các em chuyển từ ngành này sang ngành khác sau một thời gian học nhận thấy không phù hợp”.

Tại ngày hội kết nối doanh nghiệp và giới thiệu việc làm do Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng tổ chức mới đây, các doanh nghiệp thông báo tuyển dụng trên 3.500 vị trí việc làm ở nhóm ngành kỹ thuật. Đại diện Công ty nhựa Duy Tân cho biết việc tuyển dụng lao động kỹ thuật không còn quá khó như nhiều năm trước bởi các trường và doanh nghiệp chủ động kết nối, đào tạo theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên, để có nguồn lao động chất lượng cao dồi dào, hai bên phải ngồi lại bàn bạc, xây dựng chương trình đào tạo…

Ông Trn Anh Tun (Phó Giám đc Trung tâm D báo nhu cu nhân lc và Thông tin th trưng lao đng TP.HCM) cho biết nhóm ngành công ngh k thut chiếm khong 35% nhu cu nhân lc trong giai đon t nay đến năm 2025. Theo đó, các ngành có nhu cu tuyn dng cao nhưng thiếu gm: đin – đin t, cơ khí, xây dng, vn hành robot, an ninh mng…

Bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) thông tin: “Hiện nay nhu cầu tuyển dụng lao động nhóm ngành kỹ thuật tăng mạnh, thu nhập khá, cơ hội thăng tiến cao…, đây là lý do nhiều học sinh chọn học. Để đáp ứng đòi hỏi của doanh nghiệp trong và ngoài nước, trường đã chủ động trong các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo”. Được biết, với thế mạnh đào tạo các ngành kỹ thuật, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức là một trong số ít đơn vị được ưu tiên đầu tư tập trung, đồng bộ theo tiêu chí trường nghề chất lượng cao đến năm 2020. Theo đó, trường lựa chọn 6 ngành trọng điểm đào tạo theo hướng chất lượng cao, gồm: công nghệ thông tin (cấp độ quốc tế); công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện – điện tử (cấp độ ASEAN); công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ kỹ thuật điện tử – truyền thông và kế toán (đào tạo chất lượng cao).

Ông Nguyễn Khánh Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế Lilama 2) cho rằng hiện nay đòi hỏi của doanh nghiệp đối với lao động ngày càng khắt khe, không chỉ chuyên môn mà còn nhiều kỹ năng khác, nhất là các ngành công nghệ kỹ thuật mới. Do đó, nếu không nắm bắt xu hướng của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI thì nhà trường khó mà cập nhật, hiệu chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo phù hợp.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) nhìn nhận: “Chất lượng nguồn nhân lực nhóm ngành kỹ thuật từng bước được cải thiện, minh chứng là được doanh nghiệp đánh giá cao. Có được kết quả này một phần nhờ sự chủ động của các trường từ định hướng nghề nghiệp đến đầu tư trang thiết bị đào tạo, giáo viên và thợ cả giỏi nghề, tâm huyết, và hơn hết là nỗ lực của người học. Tuy nhiên, hiện một số trường vẫn còn chậm trong đổi mới, “ôm đồm” quá nhiều ngành nhưng không tuyển sinh được, đầu tư dàn trải dẫn đến chất lượng đào tạo hạn chế. “Cần mạnh dạn loại bỏ ngành cũ, mở ngành mới chứ không thể có gì dạy nấy, điều này không chỉ thiệt thòi cho người học mà còn ảnh hưởng đến uy tín của trường”, ông Lâm khẳng định.

T.Anh

 

Bình luận (0)