Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhà giáo thành phố thực hiện giải pháp giáo dục thông minh

Tạp Chí Giáo Dục

Đ thc hin thành công các đ án, gii pháp đt phá v giáo dc thông minh (GDTM), đi ngũ cán b qun lý (CBQL) GD, các thy giáo, cô giáo đang trc tiếp ging dy ti các nhà trưng là nhng ch th trc tiếp trin khai và có ý nghĩa mang tính quyết đnh đến cht lưng, hiu qu th hin qua cht lưng ngun nhân lc trong tương lai ca TP.


TS. Lê Hng Sơn – Giám đc S GD-ĐT TP.HCM tham quan thư vin thông minh ca Trưng THCS Lương Đnh Ca, qun 2. Ảnh: N.Trinh

TS. Lê Hồng Sơn – Thành ủy viên, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đã nhấn mạnh điều này khi chia sẻ với Báo Giáo dục TP.HCM về vai trò của đội ngũ CBQL, thầy cô giáo khi tham gia thực hiện các đề án, giải pháp đột phá về GDTM, nhân dịp Kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982/ 20-11-2020).

TP.HCM là địa phương đi đầu và tích cực đẩy nhanh quá trình xây dựng đô thị thông minh trong bối cảnh toàn cầu đang chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo đó, GD TP trong nhiệm kỳ qua đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) trong công tác quản lý và giảng dạy.

Các đề án “Xây dựng Trung tâm Điều hành GDTM” và “Mô hình trường học thông minh” đã được UBND TP thông qua chủ trương đầu tư trong Đề án chung “Đô thị thông minh”. Sở GD-ĐT cũng đang trình Thường trực UBND TP Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho HS phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2020-2030”. Tất cả đều đã được khái quát trong Đề án “GDTM và học tập suốt đời giai đoạn 2020-2030” vừa được Thường trực Thành ủy thông qua.

+ PV: Thưa ông, các đ án, gii pháp GDTM mang đến cơ hi, thách thc gì cho đi ngũ CBQL GD và thy cô giáo đang trc tiếp ging dy?

TS. Lê Hng Sơn – Thành y viên, Giám đc S GD-ĐT TP.HCM: Có thể khẳng định, GDTM mang đến những cơ hội đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng quản lý, dạy – học. Đối với CBQL, CNTT-TT là phương tiện hữu hiệu trong công tác quản lý. Các nhà quản lý dễ dàng tra cứu, tham khảo các số liệu, dữ liệu cần thiết trước khi đưa ra quyết định, nhất là những quyết định có tính chiến lược cho nhà trường. Thông qua các phần mềm, việc kết nối, mối liên hệ giữa các bộ phận trong nhà trường, giữa các giáo viên, giữa nhà trường với phụ huynh được thông suốt, thuận lợi và chặt chẽ hơn.

Đối với thầy giáo, cô giáo, những diễn đàn như Trường học kết nối giúp hoạt động trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các thầy cô được mở rộng trên toàn quốc, thậm chí cả thế giới. Đây là điều kiện để thầy cô chủ động tự học, tự bồi dưỡng rất thuận lợi. Việc xây dựng các bài giảng điện tử, trong thời gian phải giãn cách xã hội vừa qua đã chứng minh hiệu quả rõ rệt.

Trong điều kiện bình thường mới, kho tài nguyên học liệu số sẽ giúp HS chủ động học tập, đồng thời là kênh tham khảo hiệu quả cho thầy cô giáo. Các phần mềm như thư viện điện tử, bài giảng điện tử, học liệu số, thí nghiệm ảo… phục vụ rất đắc lực việc nâng cao chất lượng bài giảng gần với thực tiễn hơn, sinh động, hấp dẫn hơn. Việc trao đổi bài giữa giáo viên và HS, giữa các em HS với nhau cũng thuận lợi hơn, phục vụ đắc lực cho việc tự học, tự tìm kiếm thông tin của HS…

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thách thức lớn nhất đối với mỗi cán bộ, giáo viên chính là phải tận dụng tốt được cơ hội mà GDTM đem lại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho TP.

+ Theo ông, đi ngũ CBQL GD và thy cô giáo cn phi làm gì đ tn dng tt cơ hi mà GDTM đem li?

GDTM là chủ trương lớn có tính chiến lược. Thực chất, TP.HCM đã và đang triển khai nhiều cấu phần của nội dung này như xây dựng hệ thống dữ liệu dùng chung, đáp ứng khả năng khai thác một cách linh hoạt, chính xác và kịp thời phục vụ công tác quản lý, điều hành, nghiên cứu… Bên cạnh đó là đổi mới hình thức dạy – học, kiểm tra – đánh giá, xây dựng kho tài nguyên học liệu số; đưa một số tiện ích trong học tập và sinh hoạt có ứng dụng CNTT-TT như thư viện điện tử, phòng thí nghiệm ảo, các app điều hành, công nghệ thẻ chip điện tử giúp điểm danh tự động, mua hàng tự động, quản lý đi xe buýt và tăng cường kết nối với gia đình… Ngành GD TP xác định phải đi đầu, tiên phong trong chuyển đổi số và xem đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của giai đoạn mới.

Các đề án, giải pháp GDTM mà Sở GD-ĐT đã và đang trình TP phê duyệt nhằm đảm bảo các điều kiện cơ bản để hoạt động này được đồng bộ và có sức lan tỏa mạnh hơn. Trước hết là sự đồng bộ về cơ sở dữ liệu mà Trung tâm Điều hành GDTM sẽ mang lại. Đây cũng là cơ sở để kho tài nguyên học liệu số được hình thành, sẵn sàng chia sẻ, phục vụ việc tự học của HS và học tập suốt đời của người dân.

Đề án “Mô hình trường học thông minh” với 5 trường THPT được chọn để thí điểm cùng Đề án “Trường học thông minh – Trường học không tiền mặt” đang thí điểm tại 2 trường THCS nhằm xây dựng mô hình GDTM chuẩn với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, các tiện ích thông minh được đầu tư, trang bị một cách đồng bộ. Đây sẽ là cơ sở để các nhà trường đầu tư, xây dựng và trang bị trong thời gian tới.

Đương nhiên, điều kiện quan trọng nhất vẫn là đội ngũ nhà giáo và CBQL GD. CBQL phải thấy tầm quan trọng của CNTT-TT để mạnh dạn ứng dụng trong công tác quản lý, điều hành nhà trường, thúc đẩy, tạo điều kiện cho các thầy cô giáo sử dụng một cách hiệu quả.

Từng giáo viên cũng phải nâng cao nhận thức, chủ động học tập, bồi dưỡng, tích cực sử dụng để các thành quả của CNTT-TT phục vụ một cách đắc lực, hiệu quả cho hoạt động giảng dạy của thầy và học tập của trò.

+ Ngành GD-ĐT TP.HCM tiếp tc có kế hoch, gii pháp nâng cao năng lc đi ngũ thc hin GDTM như thế nào, thưa ông?

Như đã khẳng định ở trên, CBQL và thầy cô giáo có vai trò quyết định đối với việc triển khai thành công GDTM. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay, ngành GD-ĐT TP rất tích cực trong việc triển khai các mô hình, giải pháp, ứng dụng CNTT-TT trong đổi mới công tác quản lý GD và hoạt động dạy – học, kiểm tra – đánh giá.

Hàng năm, tổ chức rất nhiều chuyên đề bồi dưỡng, tập huấn cho thầy cô giáo về các phần mềm phục vụ hoạt động giảng dạy, nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT-TT cho đội ngũ nhà giáo của ngành. Các hội thảo, hoạt động sinh hoạt tại các trường, các cụm khối chuyên môn cũng đưa nhiều chuyên đề về dạy – học trực tuyến, xây dựng bài giảng điện tử…


Hc sinh Trưng THCS Lương Đnh Ca, qun 2 tri nghim thiết b giáo dc thông minh ti thư vin ca trưng. Ảnh: N.Trinh

Các cuộc thi “Giáo viên sáng tạo trên nền tảng CNTT” hay “Thiết kế bài giảng Elearning” hàng năm thu hút rất đông giáo viên TP tham gia. Sự hợp tác giữa Sở GD-ĐT và các đơn vị phần mềm về GD, điển hình như Microsoft cũng tạo nhiều thuận lợi cho thầy cô trong việc tiếp cận và sử dụng các tiện ích hỗ trợ hoạt động dạy – học…

Hiệu quả các hoạt động này đã được minh chứng khi thầy cô giáo của TP rất nhanh chóng chuyển đổi sang hình thức dạy – học trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19. Thời gian tới, ngành GD-ĐT TP tiếp tục tổ chức các hoạt động khuyến khích dạy – học, kiểm tra – đánh giá trực tuyến, khuyến khích và tạo điều kiện để thầy cô giáo khai thác hiệu quả các thế mạnh từ CNTT-TT. Những hoạt động đào tạo, bồi dưỡng sẽ được tăng cường, bổ sung trong các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên hàng năm.

Tôi tin tưởng, đội ngũ thầy cô giáo, CBQL GD TP.HCM đã sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên số một cách tự tin nhất, tận dụng tốt nhất thời cơ mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho TP  và cả nước.

+ Xin cm ơn ông!

Minh Trung (thc hin)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)