Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Giữ nghề bên cửa biển

Tạp Chí Giáo Dục

“35 năm trưc, phc viên tr v vi hai bàn tay trng, nhìn gió cát x bin bi bi, tui không nghĩ mình là dân bin mà li theo ngh mc. Vy mà cơ duyên không ch gn bó tui vi ngh mà nay có thêm con trai ni nghip. Làm ngh, ai cũng ch mong có vy!”, cu chiến binh (CCB) Lê Văn Lâm, thôn Thâm Khê, xã Hi Khê (Hi Lăng, Qung Tr) bc bch.

Cu chiến binh Lê Văn Lâm hnh phúc khi con trai Lê Văn Quý ni ngh, đóng thuyn gi văn hóa làng bin

Duyên n vi ngh mc

Người dân thôn Thâm Khê (xã Hải Khê) bây giờ biết đến CCB Lê Văn Lâm là một ông chủ doanh nghiệp tư nhân chuyên nghề mộc với nhiều sản phẩm được chào bán khắp nơi. Chuyện về một chàng trai làng biển từng lênh đênh ngoài khơi đánh bắt cá tôm dường như đã lùi vào dĩ vãng, chỉ bậc cao niên may ra còn nhớ. Ông Lâm nói, nghề mộc là duyên nợ. “Thuở nhỏ tui theo cha đi biển. Đến năm 1984, tui nhập ngũ, đầu quân vào Sư đoàn 312, đóng quân ở phía Bắc. Hai năm sau, trong một lần bị thương cụt mất hai ngón của bàn tay trái khi đang làm nhiệm vụ, tui xuất ngũ trở về quê. Ít lâu sau thì lập gia đình, rồi bám nghề biển của cha ông. Những chuyến biển gần bờ không đem lại nhiều tôm cá nên cuộc sống ngặt nghèo. Để kiếm thêm chút đỉnh chi phí cho sinh hoạt thì tui làm thêm nghề mộc”, ông Lâm kể.

Sẵn có chút năng khiếu nghề mộc, ông sắm cho mình một vài dụng cụ thô sơ như búa, đục, cưa… “Ban đầu tui đóng những vật dụng trong chính gia đình mình như bàn ghế, giường, tủ, sửa ghe thuyền… Bà con đến chơi thấy sản phẩm bắt mắt nên đặt mua”, ông nói.

Thâm Khê là làng biển, người làm nghề mộc đếm trên đầu ngón tay nên ông nhận được nhiều đơn đặt hàng. Năm 1995, ông nghỉ hẳn nghề biển, mở xưởng mộc. Tiếng là mở xưởng nhưng mọi thứ vẫn làm thủ công. 5 năm sau đó, khi điện kéo về làng, ông mới sắm được một số dụng cụ hỗ trợ để làm nghề. Gom được ít vốn, ông mở thêm xưởng cưa. Rồi tiến đến thành lập doanh nghiệp tư nhân. Mẫu mã sản phẩm của ông ngày càng đa dạng. Việc giới thiệu sản phẩm thông qua công nghệ 4.0 nên khách hàng khắp nơi tìm đến đặt mua. Doanh thu mỗi năm lên đến con số tiền tỷ. Năm 2014, ông lọt top 100 doanh nhân xuất sắc 3 miền.

Có của ăn, của để, ông luôn nghĩ đến cộng đồng. Không chỉ tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, ông còn dạy nghề miễn phí cho con em CCB trong xã. Gần hai chục năm trước, Thâm Khê đường sá đi lại khó khăn. Nhiều đoạn đường chỉ là lối mòn trên cát trắng. Nhìn cảnh bà con mỗi ngày gồng gánh cá từ biển lên khó nhọc trong cát, ông bỏ tiền túi làm con đường dài hàng trăm mét nối lối xuống biển. Rồi khoảng năm 2000, khi sóng điện thoại còn chưa nối đến thôn, ông đi mua hẳn một bộ loa về để thông báo tình hình thời tiết cho bà con cũng như các thông tin cần thiết khác. Ông còn đầu tư bóng điện để thắp sáng các con đường thôn. Nhận thấy bà con trong thôn đi chợ xa, ông hỗ trợ mở chợ xép ở thôn để bà con tiện giao thương… Ông nói, tui từng rất nghèo nên thấm thía hết sự khó nghèo của người dân xứ biển. Vì thế tui vẫn luôn mong làm được điều gì đó để cùng những người dân quê mình vươn lên.

Ni ngh cha

Ông Lâm bảo, hạnh phúc nhất của ông là có con trai nối nghề. Mà không chỉ nối nghề, con ông còn làm nghề đóng thuyền để giữ gìn văn hóa làng biển. Lê Văn Quý – 22 tuổi đã có thâm niên 2 năm đóng thuyền với 50 chiếc thuyền đánh bắt gần bờ được xuất xưởng. Quý cho biết: “Ngày nhỏ nhìn cha cưa đục cũng thích theo và từng có ý định lớn lên sẽ nối nghiệp cha. Rồi em mê nghề đóng thuyền từ chú Trương Văn Dũng – một thợ mộc kỳ cựu trong xã và quyết học nghề từ đó”. Mê là theo. Hết lớp 11, Quý nghỉ học để đi học đóng thuyền ở cơ sở ông Dũng.  Một thời gian ngắn, Quý về cùng cha làm mộc. Quý nói: “Em nghĩ mình đã có sẵn cơ sở vật chất, lại thấy bà con mỗi lần bị hư hỏng thuyền phải đi thuê thợ về rất tốn kém hoặc phải chở thuyền đi xa mới sửa được nên em quyết tâm học nghề. Có nghề, mình vừa giúp được bà con vừa giữ được nét văn hóa quê mình”.

Ngồi nhìn con miệt mài những nét vẽ trên thanh ván chuẩn bị đóng chiếc thuyền mới, ông Lâm trải lòng: “Tôi vui vì mình đã chọn lựa đúng nghề để nuôi sống gia đình và giúp bà con làng biển. Hạnh phúc nhất của tui bây giờ là đã có con trai nối nghiệp để góp phần giữ gìn nét văn hóa quê mình”.

Thâm Khê bây giờ đã mang dáng dấp mới với con đường thảm nhựa liên thôn nhưng dấu ấn đóng góp của người CCB Lê Văn Lâm vẫn còn hiện diện trên từng đường thôn và trong ý nghĩ của người dân. Những chiếc thuyền ven bờ biển nay dường như cũng mới và đẹp hơn, nụ cười ngư dân bãi ngang xứ này tươi hơn bởi bây giờ xưởng đóng thuyền đã nằm ngay bên bờ biển, giữa làng, không ai phải gồng gánh ngược xuôi đi tìm thợ.

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

 

Bình luận (0)