Dư luận đang có nhiều phản ứng khác nhau khi phát hiện văn bản truyện cổ tích Tấm Cám trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 đã sửa lại đoạn cuối.
Cụ thể, theo sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, ở đoạn cuối truyện, khi Cám hỏi: “Chị làm thế nào mà đẹp thế?”, Tấm hỏi lại: “Có muốn đẹp không để chị giúp?”, sau đó “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết”.
Trong khi đó, các bản Tấm Cám trước đây có phần kết với nội dung sau khi Cám chết, Tấm đem làm mắm và gửi dì ghẻ ăn.
Về đoạn kết đã được chỉnh sửa này, cô Lê Thị Hồng Thủy – tổ trưởng tổ văn Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM – cho rằng: “Mặc dù nhiều giáo viên vẫn còn tranh cãi xung quanh việc có nên sửa truyện cổ tích, song cách dạy cơ bản vẫn là để học sinh được bàn luận về cái kết của truyện và giải thích với học sinh: truyện cổ tích là tác phẩm văn học dân gian, có nhiều dị bản nhưng ý nghĩa của truyện vẫn là thông điệp ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”.
Nhiều giáo viên cho rằng sự thay đổi này bắt nguồn từ những tranh cãi cách đây nhiều năm về hành động trả thù dã man của Tấm có làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách học sinh hay không.
Theo L.TRANG
(TT)
Bình luận (0)