Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Thay đổi vì… học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Thi đim này, nhiu trưng THCS ti TP.HCM đã thay đi phương pháp ging dy cho hc sinh (HS) lp 9 đ va trang b kiến thc mi, va ôn tp chun b cho k thi tuyn sinh lp 10. Không ch thế, công tác tư vn hưng nghip, chn nguyn vng cho HS lp 9 cũng đưc các trưng quan tâm sâu sát, trong đó chú trng hơn đến vai trò ca giáo viên (GV) ch nhim.

Hin nhiu trưng THCS thay đi phương pháp ging dy đ va trang b kiến thc mi, va ôn tp cho hc sinh lp 9. Trong nh: Hc sinh lp 9 Trưng THCS Trn Quc Ton (Q.9) trong gi hc môn văn

Dy hc theo ch đ

Đây là phương pháp được Trường THCS Trần Quốc Toản (Q.2) áp dụng cho HS lớp 9 khi trở lại trường sau mùa dịch. Đặc biệt, nhà trường sử dụng chung giáo án thống nhất giữa các bộ môn trong khối, cho phép phát huy tối đa “chất xám” của GV. “Việc gián đoạn học tập trực tiếp trong nhiều tháng khiến kiến thức của HS bị hổng, dù là học online thì kiến thức cũng không thể bằng việc thầy cô giảng dạy trực tiếp. Dạy học theo chủ đề ở các bộ môn, nhất là trong 3 môn thi tuyển sinh lớp 10 là văn, toán, tiếng Anh sẽ giúp GV hệ thống lại kiến thức một cách dễ dàng, HS cũng dễ dàng “bồi lấp” những kiến thức hổng, học đến đâu nắm chắc đến đó”, cô Nguyễn Thị Thu Hằng (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Song song với dạy học theo chủ đề, Trường THCS Trần Quốc Toản cũng tăng cường thời lượng học 3 môn văn, toán, tiếng Anh trong buổi 2 với thời lượng mỗi môn 2 tiết/tuần. Công tác phụ đạo HS yếu, kém và nâng cao kiến thức cho HS khá, giỏi được nhà trường tổ chức vào sáng thứ bảy. “Sau khi thi kiểm tra học kỳ II xong, nhà trường sẽ tổ chức thi thử cho HS lớp 9. Đề thi thử bao gồm kiến thức học kỳ I và học kỳ II, như vậy sẽ tiệm cận với cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10. Căn cứ vào kết quả thi thử, GV chủ nhiệm sẽ đánh giá đúng sức học của HS để công tác tư vấn hướng nghiệp, lựa chọn nguyện vọng được sát hơn”, cô Thu Hằng cho hay.

Tương tự, dạy học theo chủ đề cũng là phương pháp được áp dụng tại Trường THCS Minh Đức (Q.1) cho HS lớp 9. Cô Trần Thúy An (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết thời gian nghỉ dài khiến công tác dạy học của nhà trường gặp nhiều khó khăn. Trước hết, đó là khung thời gian bó hẹp nhưng thầy và trò phải hoàn thành cùng lúc nhiều nhiệm vụ. Trong khi đó, việc ngưng học quá dài dù có học trực tuyến nhưng ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS. Nhiều em không tránh khỏi lơ là, sa sút trong học tập. Thiếu sự giám sát trực tiếp của GV, các em có thể “thả lỏng” bản thân dù vẫn tương tác khi học trực tuyến. Do đó, kế hoạch và phương pháp giảng dạy của GV, nhất là GV dạy lớp cuối cấp thời gian này ngoài việc giảng dạy kiến thức mới còn phải bồi dưỡng kiến thức cũ, lồng ghép ôn tập kiến thức cho HS, động viên các em cố gắng học tập. “Năm nay, nhà trường tăng cường GV phụ trách giảng dạy 3 môn văn, toán, tiếng Anh. Điều này giúp nâng cao chất lượng giảng dạy cho HS cuối cấp, đảm bảo sự sâu sát hơn đến các em. Nhà trường cũng cố gắng dành 6 tuần tập trung ôn tập cho HS lớp 9. Ở công tác phụ đạo, GV bộ môn phải chủ động phân loại HS để có hướng bồi dưỡng theo tính cá thể”, cô Thúy An cho biết.

Những năm gần đây khi đề thi tuyển sinh lớp 10 có sự “vận động”, theo cô Thúy An, điều này đòi hỏi phương pháp giảng dạy của GV cũng phải thay đổi theo. “Chưa nói đến những ảnh hưởng của dịch bệnh thì tùy thời điểm, hoàn cảnh, từng đối tượng HS, mỗi GV phải linh động xây dựng được chiến lược giảng dạy của mình, không thể rập khuôn, cứng nhắc”, cô Thúy An nhấn mạnh.

Cũng lựa chọn dạy học theo chủ đề ở các bộ môn trong toàn khối 9, Trường THCS Trần Quốc Toản (Q.9) còn kết hợp giữa việc học và ôn tập. Cùng với đó, thời lượng các môn văn, toán, tiếng Anh cũng được tăng cường. Cô Nguyễn Thị Thu Hồng (GV môn văn của trường) đánh giá, trước ảnh hưởng của khung thời gian gấp khi HS đi học trở lại, GV các bộ môn văn, toán, tiếng Anh phải thay đổi phương pháp giảng dạy. “Riêng môn văn, tôi soạn lại giáo án giảng dạy. Nếu như năm trước GV có thể “rề rà” thì năm nay, thời gian ít nên tôi tập trung trang bị cho HS nhiều kỹ năng làm bài, từ kỹ năng đó các em sẽ bung ra để làm bài. Cạnh đó, vì thời gian ít ỏi nên tôi vẫn duy trì việc học trực tuyến để giảng dạy thêm kiến thức cho HS từ lập dàn ý bài văn đến cung cấp các kênh tham khảo cho các em”, cô Thu Hồng chia sẻ.

Tăng cưng vai trò ca giáo viên ch nhim

Năm học này, Trường THPT Nam Sài Gòn (Q.7) có 156 HS lớp 9. Thầy Phạm Văn Nghĩa (Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn khối trung học của trường) nhận định, gián đoạn việc học trong thời gian dài cũng tác động không nhỏ đến việc dạy và học của nhà trường, nhất là với HS cuối cấp (lớp 9 và lớp 12). Tuy nhiên, đây là khó khăn chung cho tất cả các trường. “Các tổ bộ môn trong trường khéo léo xây dựng những khung thời gian để hoàn tất chương trình học kỳ II. Bên cạnh đó, công tác phụ đạo cho HS yếu, kém cũng được GV bộ môn xây dựng qua hai hình thức là phụ đạo tại trường sau giờ học và phụ đạo trực tuyến. Bằng hai hình thức này, những lỗ hổng kiến thức của HS trong thời gian nghỉ vừa qua được GV bồi dưỡng, đồng thời cũng tăng cường thêm các kỹ năng làm bài cho các em”, thầy Nghĩa cho biết.

Muốn làm tốt các công việc này, thầy Nghĩa cho rằng cường độ làm việc của GV phải cao hơn. “Đặt trong bối cảnh hiện nay, vai trò của GV chủ nhiệm càng phải tăng cường hơn nữa. Nhà trường nhắc nhở GV chủ nhiệm nắm lại kiến thức của từng HS, kết hợp với theo dõi cả quá trình học tập để có hướng tư vấn cho HS, phụ huynh đăng ký nguyện vọng chọn trường. Đặc biệt, GV chủ nhiệm và GV bộ môn phải có sự phối hợp đều tay, nắm bắt và tư vấn cho HS, phụ huynh lựa chọn các nguyện vọng trường phù hợp”, thầy Nghĩa chia sẻ. Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Thu Hằng chỉ rõ: “Ngoài việc nắm bắt, theo dõi sức học, nguyện vọng của HS từ đầu năm, GV chủ nhiệm cần phải nắm bắt tính hiệu quả, sức bền của HS trong học tập trực tuyến ngay sau khi các em đi học trở lại để có sự động viên, điều chỉnh nguyện vọng cho từng HS. Nhiều em có thể có sức học khá nhưng nếu lơ là trong thời gian nghỉ phòng dịch thì kết quả học tập giảm sút là điều hiển nhiên. Do đó, GV chủ nhiệm cần nắm bắt được điều này để tư vấn cho HS, phụ huynh điều chỉnh nguyện vọng nếu các nguyện vọng vượt quá sức học”.

Tương tự, cô Trần Thị Tuyết Hồng (Phó Hiệu trưởng Trường THCS Trần Quốc Toản, Q.9) cũng đánh giá cao vai trò của GV chủ nhiệm trong công tác tư vấn hướng nghiệp, chọn nguyện vọng cho HS lớp 9, đặc biệt là trong thời gian này. Không chỉ là gần gũi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của HS mà thầy cô còn phải làm sao thúc đẩy động lực học tập trong mỗi em sau kỳ nghỉ dài, tạo ra tâm lý tranh đua một cách tích cực trong học tập cho các em. Nhưng hơn hết, thầy cô phải chủ động tìm hiểu các thông tin xoay quanh kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm nay để nắm bắt kịp thời những điểm mới, từ đó có sự tư vấn, giải đáp thỏa đáng, sát sao cho HS.

Không chỉ GV chủ nhiệm, theo cô Tuyết Hồng, để công tác tư vấn hướng nghiệp, chọn nguyện vọng đạt hiệu quả còn cần đến sự phối hợp, nắm bắt của GV bộ môn, GV tâm lý của nhà trường. “Ngôi trường tốt nhất là ngôi trường phù hợp với sức học của HS, tâm lý phát triển của các em, điều kiện gia đình và cả quá trình di chuyển. Nói thì dễ nhưng để HS, phụ huynh hiểu được điều này, cần sự vào cuộc và nỗ lực của cả hệ thống, từ Ban lãnh đạo nhà trường đến GV chủ nhiệm, GV bộ môn, GV làm công tác tư vấn tâm lý”, cô Tuyết Hồng bày tỏ.

Bài, ảnh: Quang Long

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)