Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Dựa vào sức học để điều chỉnh nguyện vọng

Tạp Chí Giáo Dục

Thi đim này, hc sinh lp 9 ti các trưng THCS trên đa bàn TP.HCM đã hoàn tt h sơ đăng ký nguyn vng (NV) tuyn sinh vào lp 10 công lp năm 2020. T ngày 5 đến 12-6, hc sinh đưc phép điu chnh NV ln 2…

Cuc hp ph huynh hc sinh lp 9 ti Trưng THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thnh) mi đây

Theo lãnh đạo nhiều trường THCS, trong lần điều chỉnh NV thứ 2, học sinh và phụ huynh không nên căn cứ vào số lượng NV đăng ký vào các trường từ số liệu của Sở GD-ĐT công bố để điều chỉnh NV. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng NV ảo, mà nên dựa vào năng lực học tập của học sinh để điều chỉnh NV.

Rt trưng top trên không “oai” hơn đu trưng top dưi

Sau buổi họp phụ huynh từ cuối tuần trước, Trường THCS Hà Huy Tập (Q.Bình Thạnh) đã tổng hợp được số liệu học sinh đăng ký NV dự thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm nay. Thầy Nguyễn Mạnh Cường (Phó Hiệu trưởng nhà trường) thông tin, trong số 574 học sinh đăng ký dự thi, cũng có nhiều em có năng lực học tập không phù hợp để chọn những NV trường top trên. Với các trường hợp này, giáo viên chủ nhiệm sẽ tổ chức những buổi tư vấn riêng để tư vấn cho từng học sinh và phụ huynh nhằm chọn ra NV thích hợp nhất. “Đa số học sinh đều ưu tiên chọn những NV gần nhà mà bản thân đã tìm hiểu trước đó. Tuy nhiên, cũng có nhiều em chọn NV theo sự kỳ vọng của ba mẹ hay theo bạn bè mà chưa thật sự nhìn thẳng vào năng lực học tập của bản thân. Nhiều phụ huynh có quan niệm cứ cho con đăng ký vào những trường top trên để thử sức vì rớt trường top trên vẫn “oai” hơn là đậu trường top dưới”, thầy Cường cho biết.

Theo thầy Cường, do đặc thù của năm học này bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc học không liên tục. Do đó, nếu phụ huynh và học sinh chỉ căn cứ vào kết quả học tập học kỳ II để chọn NV, chọn hình thức thi thì sẽ không đầy đủ, chính xác, không thể phản ánh đúng thực tế năng lực của học sinh. “Phụ huynh phải theo dõi, đánh giá cả quá trình học tập của con mình, bao gồm tính hiệu quả trong việc học trực tuyến để chọn lựa NV. Cạnh đó, phụ huynh cũng nên đo tính tự giác của con trong quá trình học để đăng ký NV vừa sức. Với những em có học lực trong học kỳ II đạt ở mức 8,0 hay trên 8,0 một chút, phụ huynh không nên kỳ vọng để các em thi chuyên”, thầy Cường nhìn nhận.

Đánh giá cao vai trò của phụ huynh trong việc chọn lựa NV cho học sinh, thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh) khẳng định, quyền của phụ huynh rất lớn để giúp con mình chọn ra được môi trường học tập phù hợp. Song không phải phụ huynh nào cũng “làm tốt nhất quyền này”. “Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập là kỳ thi có tỷ lệ chọi cao và là kỳ thi mang tính phân hóa mạnh. Chọn được một ngôi trường phù hợp, vừa sức với học sinh là môi trường để các em say mê, yêu thích học tập, phát huy hết khả năng của mình; còn nếu chọn một môi trường không vừa sức sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các em”, Tuấn chia sẻ.

Trong số 3 NV thường, thầy Tuấn lưu ý phụ huynh nên tận dụng triệt để cả 3 bởi đây được coi là 3 cơ hội cho mỗi  học sinh. Vì vậy, phụ huynh không nên đăng ký… cho có mà cần phải tính toán, nghiên cứu, xây dựng chiến lược thích hợp để chọn ra ngôi trường học vừa sức của con. Muốn như vậy, phụ huynh cần phải ngồi lại với giáo viên chủ nhiệm, với con, kiên nhẫn bàn bạc, tháo gỡ những vướng mắc để tìm ra những NV phù hợp nhất.

Không điu chnh nguyn vng t

Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp 9, cô Trần Thị Ngọc Minh (giáo viên chủ nhiệm lớp 9/4 Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh) cho hay, thông thường khi Sở GD-ĐT công bố số liệu đăng ký NV vào từng trường, nhiều học sinh và phụ huynh lo lắng khi thấy tỷ lệ chọi vào các trường cao. Từ lo lắng này dẫn đến việc phụ huynh lẫn học sinh “đổ xô” điều chỉnh NV vào những trường có ít chỉ tiêu đăng ký. “Không phải với NV nào cũng cần điều chỉnh. Nếu NV mà các em chọn lựa đã thực sự sát với năng lực học tập của bản thân thì việc điều chỉnh này sẽ là thừa thãi, thậm chí còn gây ra hiệu ứng ngược với chính học sinh đó. Đó là chưa kể, việc điều chỉnh NV ồ ạt sẽ dẫn đến các NV ảo, gây tâm lý bất an cho học sinh”, cô Minh cho hay.

Theo cô Minh, điều mà học sinh và phụ huynh nên làm sau khi biết số liệu NV đăng ký vào từng trường là một lần nữa nhìn lại năng lực học tập của mình, tham chiếu với mức điểm chuẩn hàng năm của trường để tính toán cho hợp lý. Chỉ đổi NV nếu nhận thấy sự bất ổn. Ví dụ, nếu đăng ký NV vào trường đó mà khiến bản thân ăn không ngon, ngủ không yên thì cần phải đổi. Một điều nữa là cần xây dựng kế hoạch học tập một cách khoa học ở 3 môn thi, tập trung thời gian cho việc học và ôn tập.

T 17 gi ngày 2-6: khóa h thng đăng ký tuyn sinh

Theo đó, sau thời gian này, hệ thống sẽ khóa toàn bộ việc đăng ký cũng như nhập NV cho học sinh dự thi tuyển sinh lớp 10 thường, dự thi chuyên, tích hợp, tuyển thẳng lần 1 để tiến hành tổng hợp số liệu đăng ký NV. Sau đó, Sở GD-ĐT sẽ công bố số liệu tổng hợp ban đầu về số học sinh đăng ký dự thi vào từng trường. Từ ngày 5 đến 12-6, học sinh được phép điều chỉnh NV lần 2 dựa trên số liệu công bố của sở. Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay ở lần điều chỉnh này các em chỉ được phép điều chỉnh NV trường, còn tất cả các hành động: đăng ký thêm hay xóa khỏi danh sách tuyển sinh 10, chuyên, tích hợp, tuyển thẳng đều sẽ không được giải quyết.

Một cách tổng quan, thầy Nguyễn Văn Dũng (Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Chí Quốc, Q.Thủ Đức) lưu ý, việc thay đổi NV cần dựa vào sức học chứ không nên chỉ căn cứ vào tỷ lệ chọi ở từng trường. “Lần điều chỉnh NV thứ 2 chính là cơ hội cuối cùng cho các em chọn ra môi trường học tập phù hợp. Thế nhưng, không vì thế mà điều chỉnh ồ ạt. Phụ huynh không nên áp đặt, hay kỳ vọng quá lớn vào con mà cần phải dựa vào năng lực học tập của con. Phụ huynh cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để hiểu hơn về sức học của con”, thầy Dũng nói.

Thầy Dũng cho biết thêm, trong quá trình đăng ký NV lần 1, một số học sinh biết được khả năng của bản thân nhưng lại chịu áp lực của phụ huynh, còn một số học sinh lại chọn trường theo xu hướng bạn bè. “Mọi môi trường học tập đều gần như nhau, điều quan trọng là ngôi trường học phải phù hợp với bản thân. Khi các em có sức học phù hợp thì các em sẽ học tốt ở môi trường mới”, thầy Dũng khuyên.

Bài, ảnh: Đ.Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)