Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Không nên chọn ngành nghề theo… thời

Tạp Chí Giáo Dục

Dù dch Covid-19 đã gây ra nhiu nh hưng đi vi nưc ta nhưng các em không nên quá lo lng, băn khoăn trong la chn ngành ngh. Hin ti dch bnh đang dn đy lùi, hot đng kinh doanh, sn xut đang trong giai đon hi phc…

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Văn Linh đang nh ban tư vn gii đáp thc mc

Đây là lời khuyên của các chuyên gia trong chương trình tư vấn tuyển sinh “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” năm 2020 vừa diễn ra tại Trường THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8). Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM.

Dch Covid-19 không nh hưng đến vic chn ngành ngh

Có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác dự báo nhân lực, ông Trần Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM) cho biết dịch Covid-19 khiến ngành kinh tế Việt Nam và cả thế giới bị ảnh hưởng, trong đó nhiều ngành nghề cũng bị “đóng băng” khiến nhiều người lao động phải nghỉ việc. Nhưng đây là bối cảnh chung, hiện tại dịch bệnh đã được đẩy lùi, nhiều ngành nghề đã dần bắt nhịp trở lại và hoạt động bình thường, không có gì đáng lo ngại. “Nhiều học sinh cho rằng trong thời gian dịch bệnh, ngành kinh doanh, nhất là ở lĩnh vực ăn uống không những không bị ảnh hưởng mà còn có xu hướng phát triển nên muốn theo học ngành kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta không nên chọn ngành nghề theo thời, theo đám đông mà hãy lựa chọn ngành nghề mình thích, có đam mê và có xu thế phát triển để đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Không có ngành nghề nào “ngon”, là “hot” nếu bản thân chúng ta không biết phấn đấu, không có tầm nhìn”, ông Tuấn khẳng định. Trước thông tin này, em Nguyễn Tấn Phú Quý (học lớp 12A7) lo ngại: “Em thích ngành du lịch nhưng được biết ngành này bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19, các chuyến du lịch nội địa lẫn quốc tế đều phải ngưng hoạt động. Liệu trong thời gian tới ngành này có vực dậy nổi không?”. Trả lời câu hỏi này, ông Tuấn nhấn mạnh, ngành du lịch cũng như nhiều ngành nghề khác đang dần hồi phục nên học sinh hãy an tâm lựa chọn đăng ký học.

Ở góc độ là đơn vị chuyên đào tạo về ngành du lịch, ThS. Nguyễn Trọng Hoàng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn) phân tích: Du lịch là ngành mũi nhọn của nước ta nên lãnh đạo ngành đang ra sức khôi phục lại những ảnh hưởng trong thời gian qua. Với tầm nhìn và quyết tâm của những người làm du lịch thì không bao lâu nữa ngành này sẽ trở lại bình thường, những hoạt động du lịch sẽ được tiếp diễn. “Hiện ngành du lịch đang được nhiều học sinh quan tâm, nhà trường cũng đang đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này nên các em đừng quá lo lắng, ngần ngại khi lựa chọn”, ThS. Hoàng trấn an.

Cân nhc khi đăng ký nguyn vng

Theo ThS. Phùng Quán (Trưởng phòng Thông tin – Truyền thông Trường ĐH KHTN TP.HCM), dù đã được thầy cô tư vấn kỹ nhưng hằng năm đều có thí sinh đăng ký rất nhiều nguyện vọng để không bị trượt ĐH, CĐ. Việc đăng ký nhiều nguyện vọng như vậy không chỉ khiến thí sinh tốn tiền bạc, công sức nộp hồ sơ mà còn làm các em dễ bị chi phối trong việc lựa chọn ngành nghề, trường học nếu trúng tuyển cùng lúc nhiều trường. Không chỉ vậy, các thí sinh này còn làm mất cơ hội trúng tuyển của nhiều bạn khác. “Tốt nhất là chúng ta nên đăng ký 5 nguyện vọng trở lại: nguyện vọng 1 là nguyện vọng mơ ước; nguyện vọng 2 chắc đậu 90%; nguyện vọng 3 chắc chắn đậu, còn nguyện vọng 4 và 5 để phòng trường hợp 3 nguyện vọng kia trượt ”, ThS. Phùng Quán gợi ý. Trước thông tin này, một học sinh thắc mắc: “Em nghe nói nếu trong quá trình học ĐH, sinh viên hoàn thành sớm số lượng tín chỉ thì được ra trường sớm hơn dự định. Vậy thông tin này có đúng không?”. Với câu hỏi này, ThS. Lê Thanh Hữu (đại diện Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) khẳng định đây là thông tin hoàn toàn chính xác. Ở bậc ĐH, đa số các trường đều đào tạo theo tín chỉ, sinh viên nào hoàn thành sớm thì ra trường sớm hơn từ nửa năm đến 1 năm (thay vì học bình thường 4 năm mới ra trường thì sinh viên học vượt thì 3 hoặc 3,5 năm đã ra trường) và thời hạn tối đa để học ĐH từ 6 đến 8 năm (tùy trường). Riêng tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nếu sinh viên không hoàn thành chương trình học trong thời gian quy định sẽ được kéo dài đến 8 năm và vẫn được nhận bằng. “Lưu ý đây là khung thời gian quy định, nếu sinh viên không chăm chỉ học, không tốt nghiệp trong thời gian quy định nhà trường sẽ không đào tạo nữa và không được nhận bằng ĐH”, ThS. Hữu cho biết.

Bài, ảnh: H Trinh

 

Bình luận (0)