Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là hợp xu thế

Tạp Chí Giáo Dục

Trong số báo trước, Báo Giáo dc TP.HCM có bài viết B chng ch ngoi ng, tin hc: Giáo viên phi đưc đào to, bi dưng thưng xuyên. Bài viết đã nhận được nhiều phản hồi từ phía giáo viên, cán bộ quản lý các nhà trường.


Giáo viên Trưng THCS Nguyn Du (Q.1) trong bui tp hun, bi dưng năng lc tin hc

+ Cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1): Có th đưa vào yêu cu cn đt ca chương trình bi dưng

Việc bỏ những yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong quy định thăng hạng giáo viên trong bối cảnh hiện nay là cần thiết và là mong mỏi của nhiều giáo viên. Thứ nhất, xét về chứng chỉ ngoại ngữ hầu như giáo viên đi học chỉ nhằm “hợp thức hóa” quy định, chỉ một bộ phận nhỏ trong số đó áp dụng chứng chỉ này phục vụ công việc giảng dạy, nghiên cứu. Một bộ phận lớn giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng không thể nói được tiếng Anh. Do vậy, chứng chỉ ngoại ngữ đào tạo theo hướng này sẽ thiếu thực chất, không có hiệu quả. Đối với chứng chỉ tin học, có phần đơn giản hơn khi trang bị cho giáo viên những kỹ năng cơ bản nhất. Tuy nhiên, về tính hiệu quả lại còn phụ thuộc vào điều kiện từng trường, điều kiện cơ sở vật chất để giáo viên thực hiện ở những mức độ khác nhau.

Một bất cập nữa là rất nhiều giáo viên, do đòi hỏi của công việc cũng như sự mạnh dạn đổi mới thì bản thân đã tự mình trang bị, tự học, tự nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học cho bản thân. Song, để đáp ứng quy định, vẫn phải đi học chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, gây khó khăn cho giáo viên.

Như vậy, thay vì đưa ra quy định cứng nhắc, rập khuôn trong yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, ngay từ đầu quy trình đào tạo giáo viên tại các trường ĐH cần phải trang bị cho người học những nội dung cơ bản nhất. Kế đó, khi bước vào giảng dạy tại các nhà trường thì tùy vào điều kiện thực tế, giáo viên cần được tạo điều kiện bồi dưỡng, nâng cao thường xuyên để kịp thời theo kịp với đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy. Còn về ngoại ngữ, theo nhu cầu, tính chất công việc giáo viên sẽ được bồi dưỡng ở những mức độ khác nhau. Bằng cách này các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học sẽ đi vào thực chất hơn.

Đặc biệt, bên cạnh việc bồi dưỡng thường xuyên tại các nhà trường thì để tạo cho giáo viên ý thức tự học, cập nhật các phần mềm bổ trợ cho giảng dạy thì các trường có thể chủ động đưa vào chương trình đào tạo bồi dưỡng hàng năm, vừa khuyến khích giáo viên, vừa phục vụ cho chính công việc.

+ Thầy Nguyễn Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh): B là hp xu thế

Trong giáo dục hiện đại, phải khẳng định nếu giáo viên không có kỹ năng tin học, ngoại ngữ là không bắt kịp được với đòi hỏi của công việc, thậm chí là không theo kịp học sinh. Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nếu nhìn nhận một cách tích cực thì hỗ trợ thầy cô nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Nhưng thẳng thắn đánh giá thì có bao nhiêu % trong số đó thầy cô tích cực áp dụng vào công việc của mình, nhất là về chứng chỉ ngoại ngữ – đòi hỏi môi trường để phát huy.

Hiện nay, ngay cả khi không yêu cầu về các chứng chỉ này, giáo viên vẫn sẽ tự mình trang bị các kỹ năng này để thích ứng được với công việc, thích ứng với học sinh. Hàng năm, trường vẫn tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên, phù hợp với đối tượng học sinh và năng lực của giáo viên. Vì thế, việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là điều cần thiết để không tạo thêm áp lực cho giáo viên.

Đ Yến (ghi)

 

Bình luận (0)