Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Trường học “thay da đổi thịt” nhờ chuyển đổi số giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Tuyn sinh không đ, hc sinh vào hc vn xin chuyn đi… là thc trng ca Trưng Tiu hc Tân Hưng (Q.7, TP.HCM) trong nhiu năm trưc. Nhưng 2 năm gn  đây, vi chuyn đi s giáo dc, bc tranh giáo dc ti trưng đã hoàn toàn thay đi: Hc sinh chu li vi trưng, ph huynh không còn tâm lý xin chuyn đi na, thm chí trưng còn thu hút nhiu hc sinh xin chuyn đến…


Công ngh đã tr thành mt phn trong tiến trình dy hc ca mi giáo viên ti Trưng Tiu hc Tân Hưng (Q.7)

Gi chân hc sinh nh… chuyn đi s

Từ năm học 2022-2023, xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, Trường Tiểu học Tân Hưng thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi số, phân công phân nhiệm từng thành viên trong ban chỉ đạo với các hoạt động cụ thể, bao gồm công tác dạy học và quản trị nhà trường, được liên thông với cơ sở dữ liệu ngành. Cũng từ năm học đó, nhà trường bắt đầu huy động các nguồn lực thay đổi cơ sở vật chất, phương tiện dạy học. Đến nay, 35 lớp học đều được trang bị ti vi, màn hình tương tác, hệ thống mạng. Hệ thống LMS 360 được nhà trường sử dụng vừa dạy tại lớp vừa hỗ trợ học sinh tự học ở nhà, hỗ trợ phụ huynh kèm cặp con em mình.

Công tác quản trị cũng được nhà trường chuyển đổi số một cách đồng bộ: Điểm danh học sinh bằng khuôn mặt, sổ liên lạc điện tử, ứng dụng phần mềm kiểm định giáo dục, phần mềm quản lý tài sản, phần mềm quản lý cán bộ viên chức, tuyển sinh đầu cấp… Cô Trần Thị Lan Hương (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết, hiện nay công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin đã trở thành một phần trong tiến trình dạy học của mỗi giáo viên. Trong vòng 2 năm, đội ngũ giáo viên đã hình thành khái niệm về chuyển đổi số, chuyển từ việc sử dụng các phần mềm rời rạc sang hệ thống bài bản, có sự liên thông, kết nối. Quan trọng nhất là giáo viên hiểu và biết cách sử dụng các nền tảng đó kết hợp trong việc dạy học để công tác đổi mới giáo dục trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả. “Chuyển đổi số đã thực sự giúp nhà trường “thay da đổi thịt”. Trước khi bắt tay vào chuyển đổi số, nhà trường hầu như vắng bóng trong các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Hai năm nay, không chỉ góp mặt trong các hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, giáo viên của trường còn mạnh dạn ứng dụng công nghệ để làm mới các bài dạy, thậm chí là tự thiết kế các dự án công nghệ để việc dạy học hiệu quả hơn. Công nghệ thông tin có mặt trong từng tiết dạy, trở thành công cụ giúp các bài giảng của giáo viên trở nên sinh động, kết nối giáo viên, nhà trường với phụ huynh”, cô Lan Hương phấn khởi nói.

Đặc biệt, cô Lan Hương cho biết, sự mạnh dạn về chuyển đổi số đã giúp nhà trường “giữ chân” được học sinh. Theo đó, học sinh đã chịu ở lại với trường, phụ huynh không còn tâm lý xin chuyển đi… “Nhiều năm trước, nhà trường liên tục không tuyển sinh đủ học sinh, nhiều em khi đã vào học rồi vẫn xin chuyển trường. Sĩ số học sinh liên tục không ổn định ảnh hưởng đến công tác dạy học của trường cũng như tâm lý giáo viên. Thế nhưng, 2 năm nay học sinh đã chịu ở lại với trường, thậm chí là thu hút được học sinh nơi khác xin chuyển đến, phụ huynh đã không còn tâm lý xin chuyển đi nữa”, cô Lan Hương chia sẻ.


Cô Lê Th Hương Lan – vng dng do mình thiết kế đã làm sinh đng, hiu qu các tiết đc sách, đc m rng cho hc sinh Trưng Tiu hc Tân Hưng (Q.7)

Dù vậy, cô Lan Hương nhìn nhận, thời điểm đầu chuyển đổi số nhà trường gặp khó vì giáo viên cảm thấy thêm việc. Một bộ phận phụ huynh cũng có những băn khoăn… Nhà trường tăng cường vận động, tuyên truyền, đưa tiêu chí chuyển đổi số vào để thúc đẩy đội ngũ, lồng ghép khen thưởng đội ngũ thông qua các hội thi, tạo động lực cho thầy cô. Khi thầy cô hiểu về vai trò của chuyển đổi số thì giúp lan tỏa đến từng phụ huynh. Bằng chứng là trong năm đầu tiên có khoảng gần 90% học sinh sử dụng nền tảng LMS, đến nay 100% học sinh trong trường đã tham gia hệ thống LMS, đảm bảo sự đồng bộ.

Bài ging s trc quan, sinh đng, thc tế

Hiện nay các tiết đọc sách, đọc mở rộng của học sinh Trường Tiểu học Tân Hưng đều được ứng dụng dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng kho tàng văn học tuổi thơ”. Điều bất ngờ là dự án do chính cô Lê Thị Hương Lan (giáo viên nhà trường) thiết kế, với mong muốn tạo hứng thú học tập và đọc sách cho học sinh. Dự án là thành quả của quá trình mày mò, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để làm mới bài học. “Nền tảng gồm một kho hơn 300 bài đọc theo chủ đề, học sinh có thể dễ dàng truy cập và tìm đọc theo sở thích. Trên nền tảng Padlet, học sinh còn đưa các sản phẩm do các em thiết kế trong các tiết đọc sách, đọc mở rộng để giáo viên, bạn bè cùng tham khảo, trao đổi và phụ huynh cũng dễ dàng theo dõi quá trình học cũng như sản phẩm của con em mình, qua đó giúp việc đọc mở rộng trở nên hiệu quả, thu hút hơn”, cô Hương Lan chia sẻ. Trong khi đó, các tiết học toán về hình học ở lớp 3/2 được cô Nguyễn Thị Tâm (giáo viên nhà trường) sử dụng nhiều hình ảnh trực quan, sinh động, xen các video trò chơi. Học sinh dễ dàng nhận biết được hình ảnh, thích thú tương tác với cô giáo trong suốt tiết học.

Không chỉ dừng ở các tiết học, công nghệ, chuyển đổi số còn được cô Tâm ứng dụng trở thành công cụ thực hiện lớp học đảo ngược. Theo đó, mỗi cuối tuần nội dung bài học sẽ được cô đưa lên hệ thống LMS, phụ huynh hỗ trợ học sinh xem trước. Giáo viên sẽ hỗ trợ học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức khi đến tiết dạy trên lớp. “Trước đây bài giảng số chỉ đơn giản là PowerPoint trình chiếu thì hiện nay bài giảng được lồng ghép thêm các video, trò chơi sinh động, bài giảng trực quan, thực tế, học sinh tăng thêm hứng thú với việc học. Học sinh rất thích giáo viên sử dụng các hình ảnh nhiều màu sắc, sinh động. Các em hiểu bài nhanh hơn, tương tác với giáo viên nhiều hơn”, cô Tâm phấn khởi nói.

Sau 2 năm ứng dụng chuyển đổi số, cô Tâm đánh giá, trước đây việc vào điểm cho học sinh, giáo viên phải mất nhiều thời gian, có khi đến 3-4 ngày mà vẫn có sai sót. Hiện nay với chuyển đổi số thì giáo viên chỉ cần một thao tác nhập một lần với thời gian 1-2 giờ là “đổ” về từ cơ sở dữ liệu của ngành đến từng giáo viên, từng phụ huynh. “Giáo viên đã bớt các công việc hành chính, hồ sơ sổ sách hơn rất nhiều, có thêm nhiều thời gian để lo cho chuyên môn, đổi mới dạy và học”, cô Tâm bày tỏ.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)