Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Người lính đi qua hai cuộc chiến

Tạp Chí Giáo Dục

Ra chiến trưng bng màu áo thanh niên xung phong (TNXP) và sau đó đng vào hàng ngũ quân đi, Đi tá Dương Chí K gn bó c cuc đi mình trong binh nghip. Ch 2 năm tham gia chiến dch Đin Biên Ph nhưng có biết bao câu chuyn vào sinh ra t in đm mãi trong ký c ngưi lính già đã tròn 90 tui.


Đi tá Dương Chí K phát biu ti bui gp mt tri ân chiến sĩ tham gia chiến dch Đin Biên Ph

Tại buổi gặp mặt, tri ân chiến sĩ, TNXP, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ do UBTWMTTQ Việt Nam tổ chức tại TP.Điện Biên ngày 17-4-2024, người cựu chiến binh Dương Chí Kỳ để lại nhiều ấn tượng nhất vì tuổi cao nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn và nhớ hết từng câu chuyện cách đây hơn 70 năm.

Nhân chng ca nhng ngày Đin Biên lch s

Cuối năm 1953, khi chiến trường Điện Biên Phủ đang trong giai đoạn quyết liệt, chàng trai 19 tuổi quê ở Yên Lộc, Can Lộc (Hà Tĩnh) theo đoàn TNXP ra mặt trận với niềm tin chiến thắng. Do lực lượng mặt trận mỏng dần, vừa đặt chân đến Mộc Châu anh được chuyển sang quân đội trở thành người lính Vệ quốc quân thuộc Trung đoàn 174, Đại đoàn 316. Bắt đầu từ đó là những ngày gian khổ trên thao trường với tập quân sự lăn lê bò toài, bắn súng làm bạn với nắng cháy, mưa dầm. Dù chỉ mang chiếc dép cao su Bình Trị Thiên, đội mũ sao vàng gắn lưới ngụy trang nhưng ai cũng thấy mình có trách nhiệm lớn với nguyện vọng hòa bình độc lập của Chính phủ và Cụ Hồ. Để chuẩn bị cho đợt tấn công cuối cùng, đơn vị của ông Kỳ phải đào 3 đường giao thông hào tiến sâu vào lòng địch.


K vt Đi tá Dương Chí K mang v t Đin Biên

Chiến dịch ác liệt nhất là những trận đánh vào sào huyệt lòng chảo của quân Pháp mà đỉnh điểm là đồi A1 vào ngày 5-5-1954. Ông Dương Chí Kỳ nhớ lại:  “Lệnh tấn công được mở màn bằng tiếng nổ của quả bộc phá thì các loạt đại bác tầm xa và súng cối đại liên bazooka lần lượt cấp tập đánh trận địa. Các tiểu đoàn, trung đoàn từ trên cao nã pháo rền vang làm cho quân thù không kịp trở tay. Sau khi được lệnh xuất kích, lực lượng bộ binh thừa thắng xông lên. Chỉ sau 2 ngày sau đồi A1, A3 và Sở chỉ huy Mường Thanh, chúng ta đã chiếm được toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7-5 cờ quyết chiến quyết thắng đã tung bay trên nóc hầm tướng Đờ-Cát”. Hình ảnh mà ông Kỳ nhớ nhất là tụi Pháp dùng vải trắng, dù trắng cột lên nòng súng, lưỡi lê để xin đầu hàng xung quanh khói pháo mù mịt chiến trường ngổn ngang. Dù lúc này ai cũng mới thấm mệt nhọc nhưng tất cả dường như tan biến vì hạnh phúc chiến thắng đến ngỡ như trong mơ. Đêm hôm đó mọi người túa ra thu chiến lợi phẩm: “Thịt hộp, đường sữa, lương khô, bánh quy trước đây anh em thu được rất ít nhưng lần này thì chỗ nào cũng có. Tuy nhiên mọi người chỉ được lấy các hộp còn nguyên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe” – ông Kỳ cười vui trong câu chuyện.

Mt đi gn bó vi binh nghip

Chiến thắng Điện Biên Phủ mở ra một trang mới cho lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc, tưởng như đôi chân người chiến sĩ sẽ dừng bước vì đã mỏi. Thế nhưng ông Dương Chí Kỳ lại tiếp tục bước vào cuộc chiến mới của thời hòa bình đó là học tập và tăng gia sản xuất. Năm 1958 Sư đoàn 316 lên Điện Biên xây dựng nông trường. Ông là một trong những cựu binh ở lại thành lập nông trường Điện Biên trồng kho sắn, dứa chè: “Đây là thời gian tôi gặp nhiều nhà văn đi thực tế sáng tác như Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Khải để sau này có những tác phẩm về đề tài xây dựng cuộc sống mới như Truyện Tây Bắc, Mùa lạc, kịch Bắc Sơn”. Cùng với tay cuốc tay cày ông tự học hết chương trình bổ túc văn hóa cấp 3 rồi trở thành sinh viên Khoa Cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Nông nghiệp ở Trâu Quỳ 1960 khi đã bước sang tuổi 26 để sau đó được đưa vào biên chế quân chủng phòng không không quân thuộc Binh chủng Tên lửa. Sau chiến thắng Mậu Thân 1968 ông lại được điều động vào chiến trường khu 4 mà kỷ niệm sâu sắc nhất là bắn rơi máy bay Mỹ ngay trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) rồi vượt qua sông Bến Hải vào tận chiến trường ác liệt Vĩnh Chấp (Vĩnh Linh). Sau đó ông trở ngược ra Hà Nội tham gia chiến đấu 12 ngày đêm bắn B52 làm nên chiến thắng trận Điện Biên Phủ trên không. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, ông lại cùng đơn vị tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam thống nhất đất nước trong niềm vui trọn vẹn của dân tộc. Hòa bình trong lúc đồng đội xuất ngũ, ông vẫn ở lại xây dựng lực lượng quân đội cho đến khi nghỉ hưu 1991. Với 55 tuổi quân, Đại tá Dương Chí Kỳ đã gắn bó tuổi thanh xuân mình với sự nghiệp bảo vệ độc lập cho quê hương, trung thành với lý tưởng Quân đội nhân dân Việt Nam bằng tấm gương mẫu mực của người đảng viên lão thành.


Đi tá Dương Chí K gia đi thưng

“Chúng tôi rất xúc động khi được trở lại Điện Biên Phủ thăm chiến trường xưa, thắp nén nhang viếng các anh hùng liệt sĩ, gặp các bạn từng chiến đấu ở Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam. Nay Điện Biên Phủ đã “thay da đổi thịt”, người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, ánh sáng xuống tận bản làng, đêm khuya điệu xòe vang vọng” – ông Kỳ bày tỏ khi trở lại chiến trường xưa. Đây cũng là nơi 70 năm trước ông được đứng vào hàng ngũ của Đảng trong niềm vinh dự của người lính Vệ quốc đoàn.

Giữa Nghĩa trang liệt sĩ A1 nhuộm thắm cây xanh che mát hàng bia mộ, ông đứng lặng thật lâu trước mỗi ngôi mộ. Lặng nhìn xuống rồi ông lại lặng lẽ bước đi. Để sáng nay, trong buổi gặp mặt ấm áp, nồng thắm tình đồng chí, đồng đội và đượm nghĩa tri ân, gửi lời nhắc nhở thế hệ trẻ về cống hiến, hy sinh của lớp cha anh trong cuộc chiến đấu chống thực dân, giải phóng Điện Biên Phủ đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Đây cũng là dịp ông tri ân những người dân Điện Biên đã cưu mang các chiến sĩ trong thời kỳ gian khó nhất. Ông biết ơn người vợ của mình là nhà giáo Trần Thị Minh Châu – nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã trọn đời hy sinh hạnh phúc lứa đôi, làm hậu phương vững chắc nuôi dạy con cháu thay chồng yên tâm gắn bó với binh nghiệp. Dù đã tròn 90 tuổi nhưng hàng ngày ông vẫn đạp xe 5 vòng trong công viên trước nhà, đầu óc minh mẫn, trí nhớ vẫn như thời trẻ tuổi. Tham gia nhiều trận đánh nhất là 2 trận đánh Điện Biên Phủ ở Tây Bắc 1954 và Điện Biên Phủ trên không 1972, góp công vào nhiều chiến thắng vang dội được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng 3 là niềm tự hào lớn nhất của người lính bộ đội Cụ Hồ đi qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ.

Ngc Quang

Bình luận (0)