Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Những người thầy tận tụy giúp trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng

Tạp Chí Giáo Dục

Năm 1987, Trưng Dy tr khuyết tt Hu Giang đưc thành lp (ta lc trên đa bàn phưng An Thi, qun Bình Thy, TP.Cn Thơ) nhm nuôi – dy hc sinh (HS) khiếm thính và khiếm th, giúp các em hc tp, trang b điu kin đ hòa nhp vi cng đng.


Tp th sư phm Trưng Dy tr khuyết tt Cn Thơ

Năm học đầu tiên (1988-1989) trường có 8 phòng học, chia ra từ Trường Bổ túc Công nông (nay là Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa) với 7 cán bộ, giáo viên (GV) và 13 HS khiếm thị. Năm học 2006-2007, bên cạnh chương trình giáo dục tiểu học, trường mở thêm bậc học THCS. Năm 2009, đổi tên là Trường Dạy trẻ khuyết tật TP.Cần Thơ (sau khi chia tách tỉnh Hậu Giang thành: TP.Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang). Năm học 2023-2024, trường có 126 HS học tại 17 lớp, từ tiểu học đến THCS (gồm trẻ khiếm thị, khiếm thính và trẻ chậm phát triển trí tuệ).

Từ những quan tâm của TP.Cần Thơ, đến nay trường có cơ sở khang trang với hơn 50 phòng phục vụ việc dạy học, ăn nghỉ và khu nội trú cho HS; có khu hiệu bộ, khu hành chính riêng; phòng vi tính và các phòng chức năng để phục vụ công tác phục hồi chức năng và dạy nghề cho HS. Quang cảnh nhà trường sáng – xanh – sạch – đẹp và thân thiện. Từ ngân sách của TP.Cần Thơ, HS được học và ở nội trú miễn phí. Tiền ăn của mỗi HS được TP cấp, trị giá 50% mức lương cơ sở/tháng. Nhà trường hoàn lại tiền này cho phụ huynh nếu HS không ăn tại trường.


Thy Nguyn Văn Vĩnh (bìa phi) và Ban Giám hiu trưng bên mt s sn phm m thut làm t gáo da ca hc sinh

Học sinh học theo chương trình chuyên biệt trong một chu kỳ 6 năm hết bậc tiểu học, 6 năm hết bậc THCS; rèn luyện kỹ năng sống và được giáo dục hướng nghiệp; đào tạo nghề gồm: Thủ công mỹ nghệ, Điện dân dụng; May, thêu, kết cườm, nấu ăn, Tin học; trường phối hợp Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội quận Bình Thủy dạy nghề làm nail cho HS. Nhiều sản phẩm mỹ nghệ do HS làm được thị trường ưa chuộng; đặc biệt, thầy Nguyễn Văn Vĩnh hướng dẫn các em nghệ thuật “Khắc dưa chưng Tết” trên trái dưa Tiểu Hắc Long (khắc hình bông hoa, chữ, con vật biểu tượng của năm mới) để bán mỗi dịp Tết Nguyên đán. Sản phẩm tiêu thụ trong phạm vi cả nước, giúp những HS tham gia có thu nhập trên 1 triệu đồng/em… Chi đoàn trường tuyên truyền ý nghĩa các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm của dân tộc; giáo dục an toàn giao thông, giáo dục giới tính, an toàn vệ sinh thực phẩm… Các hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức, phong trào văn nghệ thể dục thể thao duy trì. Nhiều HS của trường đạt giải cao trong các hội thao HS khuyết tật cấp vùng và toàn quốc, trong đó em Lê Văn Tâm (khiếm thính) đạt giải nhất môn bơi lội tại Hội thao Các trường khuyết tật năm 2019.

Nhà trường luôn phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học. Đội ngũ GV ngày càng vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, những năm gần đây, nhiều GV được đào tạo chính quy ở bậc cao đẳng và đại học chuyên ngành. Đây là lực lượng nòng cốt thúc đẩy hoạt động chuyên môn của trường đạt hiệu quả giáo dục cao. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã khen tặng 5 GV đạt thành tích trong giáo dục trẻ khuyết tật, 1 GV đạt dạy giỏi cấp quốc gia; nhiều lượt giáo dục đạt dạy giỏi cấp thành phố, cấp quận và cấp cơ sở, tỷ lệ HS thi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ở mức cao.


Tiết dy ca cô giáo Lê Hoàng Ngc Khánh

Với tình thương và đồng cảm, các thầy cô giáo tạo điều kiện cho HS được giao tiếp mọi lúc, mọi nơi, giúp HS hình thành và phát triển các loại ngôn ngữ; đồng thời nghiên cứu những phương pháp giảng dạy phù hợp từng em; ứng dụng công nghệ thông tin và làm thêm đồ dùng dạy học. Từ những mảnh xốp, bìa lịch, các vật liệu khác, GV cắt thành các con số, chữ cái, hoặc các con vật, bông hoa… để dạy bằng trực quan sinh động giúp các em dễ hiểu và dễ nhớ.

Trong tiết dạy “Phát triển giao tiếp” với chủ đề “Bạn thân” tại lớp 1, gồm HS khiếm thính và chậm phát triển trí tuệ, cô giáo Lê Hoàng Ngọc Khánh (GV giỏi cấp thành phố; chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm) sử dụng nhiều dụng cụ trực quan và nhiều cách diễn đạt (diễn giảng, múa dấu tay, khẩu hình), đồng thời tổ chức trò chơi, để hướng dẫn HS. Cô vừa dạy vừa phải liên tục ổn định lớp vì có những HS luôn tìm cách ra khỏi lớp, hoặc nằm trên bàn, chui xuống gầm bàn; hoặc nói chuyện, hoặc nhìn ra cửa sổ… Sau bao vất vả, và dạy theo phương pháp cá nhân hóa, cuối cùng cô cũng giúp 12 HS hiểu ý nghĩa và phát âm được các câu: “Bạn thân thương nhau”, “Bạn thân đoàn kết”, “Bạn thân giúp nhau”. Quá trình dạy, gương mặt và lưng áo cô đầm đìa mồ hôi.

21 năm gắn bó với trường, cô Ngọc Khánh có khá nhiều HS đã ra trường và có cuộc sống ổn định, trong đó 1 HS nữ khiếm thính đã tốt nghiệp cao đẳng tin học. Cô Khánh bộc bạch: “Các em học trước quên sau nên GV phải rất kiên trì, lặp đi lặp lại động tác nhiều lần, giúp các em hiểu và biết phát âm; hình thành thói quen. Khen thưởng các em đọc, phát âm giỏi và viết đúng… Tuy cực nhưng chúng tôi vui khi thấy sự tiến bộ của HS. Nhiều em ra trường, có việc làm ổn định, thường gọi điện hỏi thăm và chúc mừng tôi vào dịp lễ, Tết”.

Ban Giám hiệu vận động các tổ chức, nhà hảo tâm và các nguồn để hỗ trợ những HS có hoàn cảnh khó khăn; tặng quà cho HS nhân dịp lễ, Tết. Tổ chức sinh nhật tập thể cho HS vào Ngày người khuyết tật Việt Nam (18-4). Tổ chức cho HS vui chơi trong những ngày đặc biệt như Lễ hội Halloween, thi biểu diễn thời trang, làm bánh… Cho HS giao lưu, về nguồn, đền ơn đáp nghĩa; thăm Bộ Chỉ huy quân sự TP.Cần Thơ; tìm hiểu các di sản văn hóa Việt Nam… Tổ chức cho HS tham quan, trải nghiệm thực tế, vui chơi tại các danh lam thắng cảnh như Khu du lịch sinh thái Mỹ Quỳnh Safari (Long An), Công viên giải trí Kittyed & Minnyed (Đại học Võ Trường Toản).

Hơn 32 năm qua, nhà trường đã nuôi dạy trên 1.000 trẻ khuyết tật (chủ yếu là khiếm thính và khiếm thị). Từ mái trường chuyên biệt này, nhiều em đã trưởng thành, có việc làm ổn định; một số mở cơ sở kinh doanh và thành công như em Huy (khiếm thính) hiện là chủ một tiệm hớt tóc nam khá nổi tiếng ở quận Ninh Kiều; em Lý Tổng Minh (khiếm thính) đang học ngành kỹ thuật phần mềm tại Trường ĐH Văn Lang…

Thầy Hiệu trưởng Trần Lê Duy Khiêm chia sẻ: “Để có những thành công trên, trường được sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ, các ban ngành đoàn thể, sự hỗ trợ trân quý của các tổ chức, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước… cùng sự phấn đấu và hy sinh thầm lặng của 40 CB-GV-NV của trường. Tất cả đều nỗ lực vì HS thân yêu và coi trường là nhà… Trong công tác quản lý, Ban Giám hiệu thực hiện tốt quy chế dân chủ; đoàn kết nội bộ; công khai minh bạch trong thu chi tài chính, các nguồn hỗ trợ, tài trợ. Quan tâm đến đời sống, tâm tư nguyện vọng GV-NV. Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho GV”.

Đan Phưng

Bình luận (0)