Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

ĐBSCL: Tỷ lệ đô thị hóa 10 năm tăng chưa tới 3%

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 14-12, ti Cn Thơ, Phòng Thương mi và Công nghip Vit Nam (VCCI) đã t chc L công b Báo cáo kinh tế thưng niên ĐBSCL năm 2020. Đây là công trình nghiên cu hp tác bi VCCI và Trưng Chính sách Công và Qun lý Fulbright (FSPPM) sau hơn 1 năm thc hin.


TS. Vũ Tiến Lc – Ch tch VCCI, Phó Ch tch Hi đng Tư vn ci cách th tc hành chính ca Th tưng Chính ph – phát biu ti bui l

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh Covid-19 còn phức tạp và có thể kéo dài, ĐBSCL phải đối diện một số hệ lụy tiêu cực, xuất phát từ vai trò đặc thù cũng như cấu trúc nội tại của vùng. Với vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia, việc ngừng xuất khẩu gạo có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào. Chính sách này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá thu mua nông sản và sinh kế của người dân. Về chuỗi cung ứng, xuất khẩu hàng hóa sẽ tiếp tục bị gián đoạn. Chi phí logistics vốn đã bị đánh giá là cao, lại càng tăng thêm do phát sinh chi phí liên quan đến an toàn phòng chống dịch bệnh.       

Nghiên cứu chỉ rõ, đóng góp của ĐBSCL vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong ba thập kỷ qua giảm mạnh. Nếu so với TP.HCM, vào năm 1990, GDP của TP.HCM chỉ bằng 2/3 so với ĐBSCL thì hai thập niên sau, tỷ lệ này đã hoàn toàn đảo ngược và duy trì cho đến ngày hôm nay. Tăng trưởng GDP của ĐBSCL thấp hơn TP.HCM và Đông Nam bộ là do khu vực được giao sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước. Vì vậy phải tập trung vào nông nghiệp và sản xuất lúa gạo, và kết quả là chậm chuyển dịch sang các ngành có năng suất cao hơn.

Tình trạng di cư của người dân đồng bằng về TP.HCM và miền Đông Nam bộ đáng báo động. Đây là vùng duy nhất trong cả nước có tỷ lệ tăng dân số là 0,0% trong giai đoạn 2009-2019. Số lượng di cư khỏi ĐBSCL trong thập niên vừa qua là gần 1,1 triệu người, lớn hơn dân số của một số tỉnh trong vùng và tương đương với số tăng dân số tự nhiên của cả vùng. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng trong 10 năm chỉ tăng từ 22,8% lên 25,1%, trong khi cả nước tăng từ 29,6% lên 34,4%.

Năng suất lao động của ĐBSCL được xác định là khá thấp. Những nguyên nhân trực tiếp như năng suất công nghiệp phụ thuộc vào đầu tư của khu vực FDI, mà đây là một điểm yếu cố hữu của ĐBSCL. Hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng nhất của vùng là chế biến thủy hải sản nhưng tốc độ tăng trưởng của hoạt động này lại khiêm tốn và khó phát triển. Các hoạt động sản xuất công nghiệp còn lại khá trầm lắng, nếu có tăng trưởng thì chủ yếu tập trung vào các hoạt động chế tạo – chế biến thâm dụng lao động với giá trị thấp. Đồng thời ngành công nghiệp bị cản trở bởi nút thắt nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối với Đông Nam bộ.

Hơn ba thập kỷ qua, mô hình kinh tế truyền thống tập trung vào sản xuất nông nghiệp thay vì kinh tế nông nghiệp, tập trung vào số lượng thay vì chất lượng, sản xuất manh mún hơn là tích tụ ruộng đất, phân mảnh thay vì liên kết thành chuỗi cung ứng… Dù ĐBSCL đã thành công trong việc thoát đói, giảm nghèo, nhưng vùng đất này vẫn chưa đem lại được sự thịnh vượng cho phần lớn người dân.

Từ những kết luận và tìm ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, báo cáo đề xuất những khuyến nghị mang tính tổng kết, đặc biệt gợi ý mô hình phát triển mới cho kinh tế ĐBSCL với 15 luận điểm được thiết lập nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển vùng, trong đó có khuyến nghị: Không nên coi lĩnh vực xuất khẩu gạo là phạm trù an ninh lương thực, vì Việt Nam đứng hàng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo nhưng lại xếp hạng 54 về an ninh lương thực. Ngoài ra Nhà nước cần thiết kế chính sách tạo động cơ đi học cho người dân, khắc phục tư duy ngắn hạn và việc theo đuổi lợi ích trước mắt khiến nhiều gia đình cho con bỏ học từ THCS, THPT.

Tại lễ công bố, các đại biểu thống nhất: Báo cáo là tài liệu hữu ích giúp chính quyền và các cơ quan quản lý địa phương sử dụng trong điều hành, hoạch định chính sách; đồng thời tham vấn cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ xây dựng định hướng phát triển bền vững ĐBSCL.

Bài, ảnh: Đan Phưng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)