Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

An toàn cho học sinh khi đi học, đi ngoại khóa

Tạp Chí Giáo Dục

Do ch quan t phía ph huynh, s bt cn ca hc sinh và vic thiếu chu đáo ca nhà trưng… dn đến tình trng nhiu hc sinh b chn thương khi đi hc hoc gp mt s thương tích khi tham gia hot đng dã ngoi thi gian qua.


Nhiu ri ro khi hc sinh tham gia hot đng ngoi khóa ngoài tri (nh minh ha)

B nn khi đi xe máy phân khi ln, chưa có bng lái xe

Giáo viên chủ nhiệm tại một trường THPT ở quận Tân Phú (TP.HCM) cho biết: “Chỉ tính riêng lớp tôi chủ nhiệm, từ đầu năm đến nay đã có 4, 5 em bị thương tích khi đi xe từ nhà đến trường để học. Nhẹ thì sưng đầu gối, trầy xước, phải nghỉ học 1 đến 2 buổi. Nặng thì phải may nhiều mũi, nghỉ học cả tuần lễ”. Giáo viên này cho biết thêm: “Từ đầu năm học, một học sinh nam tham gia đá bóng với nhóm bạn trong lớp, chẳng may bị ngã gãy tay, phải băng bột hơn hai tháng. Sáng thứ bảy mới đây, một học sinh khác khi đến trung tâm thể dục thể thao của quận để tham gia chạy việt dã, đã không may đụng phải xe taxi, phải vào Bệnh viện Tân Phú may hơn chục mũi, nghỉ học gần chục ngày”. Những trường có số lượng học sinh đông thì tỷ lệ học sinh bị tai nạn khi đến trường hoặc ra về là khá nhiều. Do trường nhiều tầng lầu, mà học sinh bị nạn không thể lên lầu học được, nên việc đổi phòng học của lớp có học sinh bị nạn từ cao xuống tầng trệt là thường xuyên, cứ vài tuần lại có đổi lớp. Điều này cho thấy học sinh bị tai nạn liên tục.

Đa số học sinh bị chấn thương là do thiếu cẩn thận khi tham gia thể thao, hoặc tự đi xe máy nhưng bất cẩn, thiếu kinh nghiệm xử lý tình huống khi tham gia giao thông. Những học sinh đi xe đạp, xe đạp điện đến trường thì tỷ lệ bị nạn rất ít, hầu như không có. Ngược lại, đa số học sinh bị nạn là trường hợp đi xe máy phân khối lớn, mà các em chưa có bằng lái xe. Đi đường hiện nay, không khó để bắt gặp cảnh học sinh phóng xe máy ào ào, chở hai ba bạn, đầu không hề đội mũ bảo hiểm.

Nhiu chn thương khi đi ngoi khóa

Học sinh lớp 7 của một trường THCS ở quận Tân Bình (TP.HCM) cho phụ huynh biết: “Trong đoàn trường con đi ngoại khóa ở thác Giang Điền (tỉnh Đồng Nai) vừa rồi, có bạn phải vào bệnh viện để may chân. Do hai bạn này tự ý thuê xe đạp để chạy và té ngã, bị thương khá nặng”. Vừa qua, một công ty du lịch dã ngoại ở quận Tân Phú khi tổ chức cho một trường phổ thông tại quận này tham gia ngoại khóa tại Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) cũng có trường hợp đáng thương xảy ra với một nữ sinh lớp 11. Theo đó, nữ sinh này bị dây thừng siết vào tay khi kéo co làm cho rách da tay. Hậu quả là phải vào bệnh viện may 9 mũi.

Không chỉ hai trường hợp nói trên khi đi dã ngoại, mà trước đây dư luận đã từng biết đến nhiều sự cố đáng tiếc với học sinh khi tham gia ngoại khóa với nhà trường. Tôi đã từng là “người trong cuộc” với nhiều hành trình trải nghiệm của học sinh, và tôi đã chứng kiến cũng như nghe nhiều giáo viên các trường kể lại nhiều tình huống chẳng mấy vui vẻ, tốt đẹp gì. Từ đó mong các nhà trường phải luôn lường trước sự việc bất trắc có thể xảy ra với học sinh. Đó là sự việc một bí thư Đoàn trường cùng với một học sinh lớp 11 khác tí nữa bị nước cuốn trôi khi tắm ở khu du lịch Thác Mai (huyện Định Quán, Đồng Nai). Chưa hết, một  học sinh lớp 10 tí nữa chết đuối khi tắm ở biển Long Hải (Bà Rịa – Vũng Tàu) do đùa giỡn với các bạn quá trớn. Cách đây khoảng 4, 5 năm, khi đoàn trường tôi dẫn học sinh đến cắm trại tại biển Hòn Rơm, ngay sau đó chúng tôi đã phải tức tốc thuê xe chở một học sinh về thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) để cấp cứu. Lý do là khi dựng cổng tiểu trại, em này đã trèo lên khá cao và chẳng may té xuống, cả phần mông dập xuống đất…

Đa s hc sinh b chn thương là do thiếu cn thn khi tham gia th thao, hoc t đi xe máy nhưng bt cn, thiếu kinh nghim x lý tình hung khi tham gia giao thông. Nhng hc sinh đi xe đp, xe đp đin đến trưng thì t l b nn rt ít, hu như không có. Ngưc li, đa s hc sinh b nn là trưng hp đi xe máy phân khi ln, mà các em chưa có bng lái xe.

Mới đây nhất, tôi phải thức cùng với một học sinh lớp 12 cả đêm trong Bệnh viện Lâm Đồng (TP.Đà Lạt). Vì em học sinh này bị cảm và say nắng, do cả ngày hôm đó em hoạt động quá nhiều ngoài trời, khi về khách sạn thì ngã đùng xuống nền. Rồi những chuyện học sinh bị cảm sốt, giáo viên phải túc trực theo dõi các em suốt đêm là việc thường xuyên trong các chuyến đi học tập trải nghiệm của học sinh.

Gii pháp gim thiu tai nn cho hc sinh

Vai trò đầu tiên là từ phụ huynh. Phụ huynh cần nghiêm khắc trong việc tham gia giao thông của con. Không giao xe máy phân khối lớn cho con đi học; khuyến khích con đi học bằng phương tiện công cộng, xe đạp, xe đạp điện; nhắc nhở con đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Giáo dục ý thức và hiểu biết để con tham gia giao thông an toàn. Nhà trường cũng cần có các buổi sinh hoạt về hiện trạng này. Cần kiểm tra thường xuyên và có giải pháp với việc đi lại, việc đội mũ bảo hiểm của học sinh.

Khi tổ chức ngoại khóa, nhà trường và công ty du lịch cần sinh hoạt kỹ các tình huống xấu có thể xảy ra với học sinh, để các em phòng tránh. Khi tổ chức ngoại khóa cũng cần bàn kỹ là đi ở đâu; tổ chức như thế nào cho an toàn. Tùy theo đối tượng học sinh mà chọn lựa địa điểm xa gần. Cấp học nhỏ thì đi gần, về trong ngày; cấp học lớn thì đi xa hơn, dài ngày hơn một chút. Đi như thế để các em có đủ thời gian cho sự trải nghiệm. Địa điểm nơi đến phải đảm bảo các mặt sau: Sinh hoạt ăn ở, điều kiện đi lại, đa dạng các điều kiện để học sinh được học tập và đảm bảo sự an toàn cho các em… Về việc tổ chức, nhà trường và các công ty du lịch cần phải có một chương trình hợp lý, chặt chẽ, phải đảm bảo các mặt: Phương tiện đi lại, nội quy, lộ trình, nhân sự và y tế… Với đối tượng học sinh tham gia, nhà trường cần sinh hoạt kỹ nội quy trước chuyến đi. Thông tin, răn đe trước với học sinh những bất trắc, những tình huống xấu có thể xảy ra trong quá trình trải nghiệm để các em chủ động ngăn ngừa. Phụ huynh và nhà trường tuyệt đối không nên cho học sinh có vấn đề về sức khỏe tham dự… Ngoài ra, thiết nghĩ cảnh sát giao thông cũng phải mạnh tay với những đối tượng học sinh vi phạm Luật Giao thông. Thường xuyên kiểm tra phương tiện, bằng lái của học sinh. Và cần thiết phải xử phạt nặng, mời phụ huynh lên nhắc nhở, gửi thông báo xử phạt về nhà trường. Có như thế mới giảm thiểu được những tai nạn đáng tiếc cho học sinh khi các em đến trường, tham gia ngoại khóa.

Bài, ảnh: Trn Nhân Trung

Bình luận (0)