Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Cách sử dụng cam thảo chữa đau họng, cảm lạnh

Tạp Chí Giáo Dục

Có đặc tính long đờm và giãn phế quản, cam thảo giúp làm giảm ho, chữa đau họng và các triệu chứng cảm lạnh, cúm.
Cam thảo là loại thảo mộc truyền thống có nhiều lợi ích cho sức khỏe theo nhiều cách. Đặc biệt khi mùa đông đang đến gần, nó có thể là loại thảo mộc rất hữu ích để điều trị các căn bệnh phổ biến trong thời tiết lạnh như cảm lạnh và cúm.
Lợi ích của cam thảo
Theo India Times, cam thảo, còn được gọi là "sweetwood", là loại thảo dược truyền thống có mùi thơm, thường được sử dụng trong trà và đồ uống để tăng thêm hương vị. Loại cây này có tác dụng điều trị rối loạn hô hấp và tiêu hóa.
Cam thảo được cho là có chứa các đặc tính chống virus, chống viêm và vi khuẩn, giúp duy trì sức khỏe niêm mạc của đường tiêu hóa, giảm táo bón, ngăn ngừa loét dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, nó được biết đến để tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật và nhiễm trùng.
Những người có lượng cholesterol cao nên sử dụng cam thảo vì các chất chống oxy hóa có trong loại thảo mộc này giúp làm giãn mạch máu và tránh sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Điều này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Theo y học cổ truyền Ayurveda Ấn Độ, cam thảo cũng làm giảm nồng độ testosterone ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOD), nhờ đó tăng cơ hội thụ thai.
Rễ, bột hay trà cam thảo có rất nhiều công dụng cho sức khỏe.
Rễ, bột hay trà cam thảo có rất nhiều công dụng cho sức khỏe.
Cách dùng cam thảo chữa cảm lạnh, đau họng tại nhà
Bên cạnh việc giúp điều trị một số bệnh trong cơ thể, cam thảo còn chữa ho và cảm lạnh. Trên thực tế, loại thảo mộc này là cách khắc phục nhanh chóng chứng đau họng và các triệu chứng hô hấp khác. Đặc tính long đờm và giãn phế quản của nó giúp điều trị các tình trạng như ho gà, hen suyễn, ho khan và viêm phế quản.
Dưới đây là một số cách bạn có thể sử dụng cam thảo để phục hồi các triệu chứng giống cúm, đặc biệt là ho và đau họng:
– Đun sôi vài nhánh cam thảo trong nước. Sau đó, bạn uống từ từ để chữa đau họng.
– Trộn một muỗng cà phê gừng, quế và bột cam thảo vào cốc nước sôi, thêm mật ong và uống hỗn hợp này 1-2 lần/ngày. Điều này có thể giúp chữa ho khan và các triệu chứng cảm lạnh.
– Cho mẩu rễ cây cam thảo, thêm vài lá hương nhu hoặc bạc hà vào nồi nước và đun với lửa nhỏ trong 10 phút. Sau đó, lọc bỏ lá và rễ, uống nóng hoặc ấm.
– Trộn 1/2 thìa nước ép gừng vào trà cam thảo để làm dịu triệu chứng bệnh hen suyễn và phế quản.
– Nhai một nhánh cam thảo cũng là phương pháp chữa đau họng và khản tiếng hiệu quả.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)