“Môi trường làm việc sáng tạo, trẻ trung, vui vẻ” được đề cập rất nhiều như một hình thức phúc lợi trong các bài tuyển dụng gần đây. Có những luồng ý kiến khác nhau về điều này, liệu đây có phải là phúc lợi hay chỉ là nền tảng môi trường cơ bản ở mỗi doanh nghiệp? Đối với sự khác biệt trong tính cách Gen Z và văn hóa công sở vốn có ở doanh nghiệp, Gen Z nên “nhập gia tùy tục” hay doanh nghiệp nên học cách chấp nhận cá tính của Gen Z?
Gen Z là khái niệm đã trở nên quá phổ biến ở thời điểm hiện tại, Gen Z cũng là nguồn lao động tương lai, nguồn lao động mới, kiến tạo những văn hóa làm việc vô cùng mới mẻ, sôi động hơn so với đại đa số môi trường công sở có phần truyền thống trước đây.
Nhiều ý kiến cho rằng, các bạn trẻ ngày nay đi làm có nhiều vấn đề hơn các thế hệ trước, như là không chịu được áp lực, bay bổng, không có trách nhiệm, cãi tay đôi với đồng nghiệp và thậm chí là sếp. Ắt hẳn trong chúng ta, không ít lần bắt gặp những nội dung như thế trên các nền tảng mạng xã hội và các nội dung này luôn đạt được những lượt tương tác “khủng”. Nhiều người đua nhau khai thác về nội dung này hơn, dần dà các nội dung trở nên tiêu cực, ảnh hưởng đến cái nhìn của mọi người dành cho Gen Z nói chung.
Vậy có thật là tất cả Gen Z đều có đầy khuyết điểm như thế? Doanh nghiệp sẽ thỏa hiệp với thế hệ lao động trẻ này như thế nào?
“Môi trường làm việc sáng tạo, trẻ trung, vui vẻ” cho thấy doanh nghiệp nhận thấy cá tính nổi bật của Gen Z và hoàn toàn thấu hiểu với kỳ vọng về môi trường làm việc của các bạn trẻ. Nên nếu nói đây là phúc lợi thì sẽ không đúng, nhưng ít nhiều thể hiện doanh nghiệp quan tâm rất nhiều đến tâm lý và sự phát triển của người lao động và đã – đang trong giai đoạn tìm hiểu và thích nghi với những cá tính này.
Thỏa hiệp từ phía doanh nghiệp ở đây, là nắm bắt cá tính, tâm lý của nhân sự trẻ, tận dụng và tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho các bạn trong khuôn khổ được quy định. Vui vẻ làm việc cùng nhau, gần gũi chia sẻ khó khăn, hỗ trợ nhau giải quyết các vấn đề; trong sự trách nhiệm, tận tâm, nỗ lực và đúng mực.
Mối quan hệ “người yêu” giữa doanh nghiệp và nhân sự trẻ
Khác với thế hệ lao động trước, phần lớn Gen Z ít có những áp lực về tài chính hơn (không phải là tất cả), các bạn chú trọng về trải nghiệm, những mối quan hệ và niềm vui khi đi làm. Vì thế mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các bạn nên chuyển đổi từ lợi ích, phúc lợi thành yêu quý và gắn bó.
Doanh nghiệp cần chấp nhận việc chuyển đổi cần được diễn ra nhanh chóng; tìm hiểu cá tính, tâm lý, mong muốn và thói quen của nhân sự. Song song đó, nhân sự cần chấp nhận việc mình đã đang ở môi trường tập thể, môi trường làm việc, có những điều chính cái tôi cần thiết. Gen Z cần hiểu, doanh nghiệp đã có sự thấu hiểu bạn; doanh nghiệp cũng cần bạn hiểu và những đóng góp, kết quả từ bạn – đây là mối quan hệ “win-win”.
Phát triển các kỹ năng để thấu hiểu lẫn nhau
Những năm gần đây, việc bồi dưỡng các kỹ năng để thích nghi lẫn nhau giữa doanh nghiệp và lao động trẻ trở nên phổ biến hơn.
Đại diện doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm, nghiên cứu về cách tiếp cận, quản lý và điều hành nhân viên “Gen Z” một cách hiệu quả và tinh tế hơn. Nhân viên nhận thấy những mặt hạn chế, bổ sung kỹ năng mềm để dễ dàng “sinh tồn” ở chốn công sở hơn.
Một số kỹ năng cần có như:
* Dành cho doanh nghiệp
– Kỹ năng quản lý lãnh đạo
– Kỹ năng lập kế hoạch và triển khai
– Kỹ năng quản lý nhân sự
– Kỹ năng giao việc
– Kỹ năng đào tạo
– Kỹ năng nắm bắt tâm lý và tạo động lực…
* Dành cho Gen Z
– Kỹ năng giao tiếp
– Kỹ năng quản lý thời gian
– Kỹ năng quản lý cảm xúc cá nhân
– Kỹ năng vượt qua sự trì hoãn
– Kỹ năng sắp xếp và trình bày nội dung
– Kỹ năng vuợt qua những áp lực
– Kỹ năng từ chối khéo léo
– Kỹ năng làm việc nhóm…
Tổ chức Hướng nghiệp Quốc tế Mr.Q cung cấp chương trình, khóa học đào tạo kỹ năng dành cho nhân sự doanh nghiệp và cả Gen Z thông qua các buổi chia sẻ thực tế từ các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực tư vấn tâm lý, đào tạo kỹ năng, nhân sự… Thông qua các khóa học này, các bạn sẽ có thêm góc nhìn về các vấn đề thường gặp tại môi trường làm việc, có thêm những phương pháp xử lý khủng hoảng thường thấy… nhằm tăng sự hòa hợp giữa doanh nghiệp với người lao động, biến mối quan hệ trở nên vui vẻ, gắn bó và cống hiến hơn!
Thúy An
Bình luận (0)