Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

TP.HCM: Khởi công 27 dự án giao thông trong năm 2020

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ti Hi ngh Tng kết công tác thc hin nhim v năm 2019 và phương hưng nhim v công tác năm 2020 vào ngày 8-1, Ban Qun lý d án đu tư xây dng các công trình giao thông TP.HCM đã công b 27 d án giao thông s đưc khi công mi, đng thi đt mc tiêu hoàn thành 29 d án chuyn tiếp. Trong đó có nhiu d án trng đim góp phn khc phc tình trng ùn tc giao thông hin hu.

Nút giao thông M Thy là mt trong nhng d án trng đim góp phn kéo gim ùn tc cho đưng ra vào cng Cát Lái

Khc phc kt xe  nhng đim nóng ùn tc

Tại hội nghị, ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM) tổng kết khối lượng công việc đã hoàn thành trong năm 2019 một cách cụ thể. Theo đó, đơn vị đã hoàn tất thủ tục trình duyệt 12 dự án, hoàn tất các thủ tục khởi công 10 dự án, đã hoàn thành 10 dự án và đang tiếp tục thi công gần 100 dự án. Về kế hoạch của năm 2020, ông Phúc cho biết, đơn vị dự kiến sẽ triển khai khoảng 160 dự án, gồm 27 dự án khởi công mới, hoàn thành 29 dự án chuyển tiếp, tiếp tục thi công 70 dự án giao thông… Trong đó, các dự án liên quan những điểm nóng ùn tắc sẽ được chú trọng. Tiêu biểu như dự án cầu Mỹ Thủy 3 (thuộc dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy), với tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng được kỳ vọng giải quyết ùn tắc cho khu vực ra vào cảng Cát Lái (quận 2). Tương tự, dự án hầm chui HC1 và HC2 (thuộc dự án nút giao thông Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ) với tổng vốn hơn 830 tỷ đồng sẽ góp phần khắc phục điểm nóng kẹt xe trên địa bàn quận 7; dự án xây mới cầu Hang Ngoài nhằm kéo giảm kẹt xe ở địa bàn quận Gò Vấp…

Bên cạnh đó, ngành giao thông dự kiến sẽ triển khai đồng bộ các dự án gồm mở rộng tuyến giao thông kết nối liên vùng với TP.HCM như QL 1, QL 13, QL 22, QL 50; dự án nạo vét luồng Soài Rạp giúp tàu 30 ngàn tấn vào TP được thuận tiện; nghiên cứu đầu tư cao tốc TP.HCM – Mộc Bài nhằm tạo thành mạng lưới liên hoàn giữa các tuyến giao thông đối ngoại. Ngoài ra, TP cũng sẽ khởi công cầu vượt số 3, cầu bộ hành, đường chui nhánh phải (thuộc dự án cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới); xây hạ tầng kỹ thuật 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; làm đường Lê Văn Quới nối dài (đoạn từ Mã Lò ra QL 1A, quận Bình Tân). Tại hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân (Bí thư Thành ủy TP.HCM) yêu cầu cơ quan chức năng nỗ lực triển khai các dự án giao thông trọng điểm, gồm các dự án quanh Sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, Khu đô thị sáng tạo phía Đông TP, tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài… Để góp phần thúc đẩy các công trình hoàn thành đúng tiến độ, Bí thư Thành ủy TP đề nghị lực lượng chức năng phối hợp với các quận huyện tăng cường giải phóng mặt bằng, ký cam kết thời gian bàn giao mặt bằng và đảm bảo tiến độ, thời gian hoàn thành dự án.

Lp đ án phát trin mini buýt và xe đp công cng

Bên cạnh mục tiêu lớn của ngành GTVT TP.HCM là hoàn thành những dự án giao thông trọng điểm trong năm 2020, ông Trần Quang Lâm (Giám đốc Sở GTVT TP.HCM) cho biết, trong năm nay cũng sẽ chú trọng đến lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Theo số liệu thống kê, từ năm 2016 đến nay, sản lượng xe buýt giảm đều, chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu đi lại của người dân, trong khi kế hoạch kỳ vọng là 15%. Riêng trong năm 2019 (11 tháng đầu năm), sản lượng vận tải công cộng xe buýt cũng có chiều hướng giảm, chỉ đạt 229,6 triệu lượt hành khách, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước (267,6 triệu lượt hành khách). Trong năm 2020, ngành giao thông đặt mục tiêu đạt 695 triệu lượt khách. Để đạt được chỉ tiêu đã đề ra, ông Lâm lưu ý đến các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt như tăng cường rà soát luồng tuyến, đầu tư phương tiện, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như năng lực điều hành…

Đặc biệt, cũng trong năm nay, nhằm tạo sức thu hút cho loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, ông Trần Quang Lâm cho biết ngành giao thông TP sẽ xây dựng đề án phát triển xe buýt mini nhằm kết nối với các tuyến vận tải khách khối lượng lớn, các khu đô thị mới, khu công nghiệp, đô thị vệ tinh và đầu mối giao thông trên địa bàn TP. Bên cạnh xe buýt mini, phương tiện xe đạp công cộng hoặc xe mô tô điện cũng sẽ được triển khai nhằm hỗ trợ cho mạng lưới xe buýt hiện hữu. Đặc biệt, ngành giao thông cũng hướng đến giải pháp kết nối xe buýt với xe công nghệ nhằm tăng cường phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, góp phần kéo giảm lượng phương tiện xe cá nhân, kéo giảm ùn tắc trên địa bàn TP. Trong bối cảnh TP yêu cầu hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đáp ứng từ 15 đến 20% nhu cầu đi lại của người dân trong năm 2020, Sở GTVT kiến nghị UBND TP chấp thuận cơ bản khung giải pháp của đề án tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện giao thông cá nhân. Đồng thời, ngành giao thông TP cũng sẽ nỗ lực hoàn chỉnh phương án và đánh giá tính khả thi tổ chức làn ưu tiên cho xe buýt trên đường Điện Biên Phủ và Võ Thị Sáu; tổ chức mở mới các tuyến xe buýt và chọn đơn vị vận tải đảm nhận các tuyến xe buýt có trợ giá; hoàn thành đề xuất đầu tư dự án tăng cường khả năng tiếp cận và kết nối các tuyến xe buýt với nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên…

Đinh Đàm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)