Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tai nạn giao thông – hệ quả khủng khiếp của thói vô cảm

Tạp Chí Giáo Dục

V tai nn giao thông ngày 2-1 ti Bến Lc, Long An làm 4 ngưi chết

Việt Nam (VN) là nước tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông thường xuyên và mạnh mẽ vào bậc nhất thế giới. Thế nhưng, VN lại là nước có tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng đứng hàng đầu toàn cầu! TNGT nhiều nhất, là trên đường bộ, rồi đường sắt, đường thủy – gây thảm cảnh cho bao nhiêu gia đình, làm mất trật tự, an toàn xã hội, là hệ quả tất yếu của thói vô cảm và sự yếu kém về văn hóa của những người tham gia giao thông!

Giao thông bát nháo, gây bao tai ha kinh hoàng

“Nóng hổi” nhất là vụ TNGT ngày 2-3 tại Bến Lức, Long An làm 4 người chết. Trước đó trong 4 ngày nghỉ Tết dương lịch năm 2019: Cả nước xảy ra 147 vụ TNGT, làm chết 110 người, bị thương 61 người; bình quân mỗi ngày 27 người chết vì TNGT (thống kê còn chưa đầy đủ).

Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 10 tháng của năm 2018 (tính từ 16-12-2017 đến 15-10-2018), cả nước xảy ra 14.845 vụ TNGT, làm chết 6.674 người, bị thương 11.549 người; bình quân mỗi ngày 22 người chết do TNGT. Như vậy, ngày Tết, bình quân số người chết do TNGT nhiều hơn những ngày bình thường.

Nhiều năm nay, bình quân mỗi ngày cả nước xảy ra hơn 40 vụ TNGT, làm chết 34 người và bị thương 30 người. Như vậy, trung bình mỗi năm, số người thiệt mạng về TNGT ở nước ta là trên 12.000 người – tương đương dân số một xã hay một phường, gấp hàng trăm lần số người chết mỗi năm ở VN vì đại dịch HIV/AIDS. TNGT làm cho bao nhiêu gia đình lâm vào cảnh tang thương, làm thiệt hại cho ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng ngàn tỷ đồng.

Có nhiều vụ TNGT hết sức nghiêm trọng về mức độ, số người chết và bị thương. Các con số nêu trên chỉ là thống kê chưa đầy đủ. Thật ra, có nhiều vụ TNGT gây chết người, nhưng cơ quan chức năng không ghi chép, không báo cáo (do “bệnh thành tích”!); lại có những vụ TNGT chết người nhưng gia đình người gây tai nạn và gia đình người bị tai nạn thỏa thuận “tự dàn xếp” (vì dù sao thì người bị nạn cũng đã chết rồi!), nên CSGT không nắm được hoặc có biết nhưng để “cho qua”! Nếu thống kê một cách kỹ hơn và trung thực hơn, thì số vụ và số người chết, bị thương, tàn phế vì TNGT mỗi năm ngày càng tăng! Hàng năm, những lễ cầu siêu cho các nạn nhân TNGT làm đau xé lòng người lương thiện!

Hiện tượng vi phạm Luật Giao thông diễn ra thiên hình vạn trạng, nhưng phổ biến nhất, là phóng xe máy, xe ô tô quá tốc độ quy định; đi sai đường, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng. Người vi phạm thường là vị thành niên, thanh niên và trung niên, có cả nữ giới. Qua các vụ vi phạm bị xử lý, đa số họ là những người trình độ văn hóa thấp!

Dòng người, xe cộ các loại đông kịt, chen lấn, xô đẩy bạt mạng, cãi cọ, văng tục, đi tràn cả lên các vỉa hè, không biết và không cần bật đèn tín hiệu xin đường, bất ngờ tạt ngang, phóng ngược vô tội vạ; mặt mũi ai nấy lạnh tanh! Những tay xe ôm, người thồ hàng cồng kềnh, các loại thợ thuyền và dân “anh chị”, với những bộ mặt dữ dằn và ngang nhiên bộc lộ dáng vẻ vô học phóng lấy được để chộp giựt đồng tiền hoặc để quậy phá, hoặc tỏ ra mình “sành điệu”(?!)! Những toán học sinh dàn hàng ngang dọc từng tốp trên dưới hai chục cô cậu, nghênh ngang xe máy, xe đạp điện mà đùa nghịch hoặc ôm nhau giữa phố đông. Nhiều cuộc tụ tập đua xe cực kỳ náo loạn, nhiều nhất ở Hà Nội và TP.HCM. Xe ô tô các loại, từ taxi chở thuê, xe khách, xe tải, xe container, đến cả các xe tự chế, vận hành bát nháo. Các tài xế, một khi đã “phê” ma túy, uống rượu bia, thì càng phóng xe bạt mạng.

nh hưng rt xu đến giá tr ngưi Vit và phát trin KT-VH-XH

VTV3 có lần phát phóng sự: Một ông Nhật Bản sang làm việc ở VN, mang theo xe con loại xịn và tự lái. Nhưng ông hoa mắt chóng mặt về cảnh giao thông hỗn loạn của VN, nên chỉ vài ba ngày sau, ông phải thuê lái xe người Việt. Hình ảnh những người nước ngoài hốt hoảng mỗi khi sang đường trên các thành phố của ta, bởi xe cộ đi lại loạn xạ, khiến người Việt nào biết tự trọng cũng cảm thấy xấu hổ cho… “đồng bào” của mình! Ông Alfred Ried, nguyên HLV trưởng đội tuyển bóng đá VN, khi trả lời các nhà báo vì sao ông ngại đi du lịch ở VN, đã nói: “Giao thông là vấn đề rất quan trọng đối với những người ngoại quốc chúng tôi. Tôi nói các bạn đừng giận nhé: người VN khi ra đường, thì thú thật, họ cứ như là… mất trí. Đó là lý do khiến tôi rất ngại đi du lịch”. Bà C. Rice, khi là Ngoại trưởng Mỹ, sang dự Hội nghị APEC (11-2006) tại Hà Nội, thì nhận xét ý nhị: “Hà Nội sao nhiều xe máy thế?”. Á hậu thế giới người Việt, Terech Sam, từ Anh quốc về VN, ngồi xe con đi trên đường phố Hà Nội mà nhiều lúc cô thót tim vì sợ bị va quệt, tai nạn chết người có thể đến bất cứ lúc nào. Cô nói: “Giao thông ở Hà Nội quả thật làm em sợ quá”. Có nhà báo hỏi: “Theo cô, phải như thế nào để giải quyết tình trạng này?”; cô đã thành thật trả lời: “Em nghĩ là mọi người cần phải thể hiện lòng tự trọng khi tham gia giao thông”. Sáng 22-3-2007, trả lời trên VTV1 về hiện trạng giao thông ở VN, GS.TS Hoàng Phạm (gốc Việt, quốc tịch Mỹ, đang tài trợ cho một dự án CNTT tại ĐHBK Hà Nội) nói ý nhị: “Giao thông ở VN thật khác thường! Người VN lái xe rất lạ!” Đau xót nhất, là hai vụ TNGT đầu tháng 12-2006, tại Hà Nội: GS.VS Nguyễn Văn Đạo, một nhà khoa học nổi tiếng, nguyên Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đã phải ra đi, và GS. Seymour Papert, người Mỹ, nhà toán học hàng đầu thế giới sang VN để giúp ta giải quyết vấn đề TNGT, đã bị xe máy đâm trọng thương, khi ông đang đi bộ trên hè đường Hà Nội, phải đưa về Mỹ chữa chạy, và ông đã không qua khỏi! Và, ngày 9-6-2013, TS. Nishimura Masanari, nhà khảo cổ học người Nhật, 20 năm gắn bó với VN, đã chết vì bị một xe tải đâm khi ông đi công tác trên đường 5 (Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng)!  

Bà Y-u-li Giê-ni, văn sĩ nổi tiếng, người Đức, cuối năm 2010, sau 4 tuần du lịch VN suốt từ Bắc vào Nam, khi trở về Đức, bà viết cuốn “Nhật ký du lịch VN” gây xôn xao trong độc giả và giới văn chương nước này. Bà mô tả về giao thông ở VN: “Tắc đường có vẻ như là chuyện đương nhiên (bất khả kháng), mọi thứ đều quay cuồng. Đây không phải là giao thông nữa, mà là một màn xiếc tập thể… Tôi không thể hiểu rằng: Một gia đình, gồm vợ chồng và hai đứa con có thể thoải mái ngồi trên một chiếc Vespa! Tôi không thể hiểu rằng, người ta lại có thể chở nguyên cả một cái tủ đá (tủ lạnh) bằng xe máy! Tôi không thể biết rằng, người ta lại có thể vừa hút thuốc lá, vừa gọi điện thoại di động, vừa giữ một đứa bé trong lòng khi đang đi xe máy”. Bà kinh hoàng về giao thông ở Hà Nội: “… Đây không phải là môi trường, là không khí nữa, mà là một nồi súp nóng khiến tôi rơi vào tình trạng mê man, một tình trạng mà ở đó sự khác biệt giữa cái sống và cái chết chẳng còn ý nghĩa gì”. Và nữ văn sĩ dẫn lời một người bạn Đức khi nhìn cảnh tượng giao thông bát nháo ở Hà Nội: “Họ không sợ chết! Một chị bạn người Đức lái xe máy nói với tôi qua mũ bảo hiểm… Tham gia giao thông ở VN cần ý chí dũng cảm và “không sợ chết !”. Thật là vô cùng đáng xấu hổ về “giá trị” người Việt khi tham gia giao thông!

Tình trạng giao thông hỗn loạn, bát nháo và TNGT ở VN khủng khiếp như vậy, khiến ông Greig Craft – Chủ tịch Quỹ Phòng chống thương vong châu Á (AIPT) trong cuộc họp báo, ngày 14-3-2007, tại Hà Nội, công bố về “Ngày sáng tạo VN – 2007” với chủ đề An toàn giao thông, đã phải lên tiếng: “Cần hành động ngay vì sự an toàn giao thông tại VN”! Theo ông, vấn nạn giao thông tại VN thực sự là một cuộc chiến khốc liệt, bởi nó đã gây ra những tổn thất hết sức to lớn về KT-VH-XH và gây đau thương cho các gia đình nạn nhân.

Thế đấy, thế giới rất lo ngại về vấn đề an toàn giao thông ở VN, còn người xứ ta lại cứ dửng dưng vô cảm khi hàng ngày tự coi thường tính mạng của chính mình và gây tang tóc cho đồng loại!

Mi ngưi ch vô cm khi đi li trên mi no đưng

Xóa đi thói vô cảm khi tham gia giao thông bao gồm mấy điều cốt lõi:

Một là: Khi tham gia giao thông, mỗi người phải thấy rằng: Cùng đồng hành với mình, còn có bao nhiêu người khác và họ cũng cần được đảm bảo an toàn khi đi đường. Chỉ riêng bản năng của con người “không mất trí” cũng biết tự bảo vệ mình và không làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người khác khi tham gia giao thông. Ấy thế mà nhiều người lại quá vô cảm, cố tình không thực hiện.

Hai là: Hiểu biết và tuân thủ Luật Giao thông. Đi lại sao cho đúng Luật Giao thông, biết tỏ ra mình là người có văn hóa và tử tế, chứ không phải là loại vô học nghèo hèn hoặc loại con nhà trọc phú – tiếc thay đang là điều yếu kém nhất của rất đông người xứ ta.

Ba là: Pháp luật phải kịp thời bổ sung, sửa đổi, nêu ra các chế tài xử phạt thật nghiêm, thật mạnh tay với những người vi phạm. Ở các nước tiên tiến, phát triển, nhất là các nước Âu – Mỹ, người ta xử phạt vi phạm Luật Giao thông rất nghiêm khắc, mức phạt rất nặng, cho nên giao thông của họ trật tự, văn minh. Trái lại, việc xử phạt vi phạm Luật Giao thông của ta rất kém nghiêm minh, mức phạt còn  nhẹ. Luật pháp phải sửa đổi, bổ sung và xử phạt thật gắt gao, nghiêm khắc những kẻ cố tình vi phạm Luật Giao thông và chống người thi hành công vụ.

Nhìn thẳng vào sự thật, nói một cách nghiêm túc và trung thực: Tình trạng giao thông hỗn loạn, tai nạn giao thông ở VN đứng tốp đầu thế giới chứng tỏ dân đức và dân trí của phần đông, của một tỷ lệ rất lớn người Việt còn quá nhiều yếu kém! Xóa đi sự kém cỏi về VHGT, xóa đi thói vô cảm khi tham gia giao thông tức là nâng tầm văn hóa giao thông cho mọi người, để thiết lập kỷ cương giao thông – là yêu cầu, nhiệm vụ bức thiết của nước ta, nhằm giảm thiểu TNGT, đem lại hạnh phúc cho mọi gia đình và mới tạo cơ hội, khuyến khích người nước ngoài đến đầu tư, làm ăn, học tập và du lịch ở VN, cải thiện cách nhìn của họ đối với phần đông người Việt!

Đào Ngc Đ
(Ging viên chính ĐH Hi Phòng)

 

Bình luận (0)