Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Còn băn khoăn trước đề xuất nghỉ thứ bảy

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc đ xut ngh hc ngày th by ca y ban Văn hóa, Giáo dc, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đng ca Quc hi, đa phn ph huynh đng tình. Song, v phía các trưng còn băn khoăn bi tính thc thi ca quy đnh khi “không phi ngh là ngh đưc”.

Đưc ngh hc ngày th by s gim áp lc hc tp cho hc sinh. Trong nh: Hc sinh Trưng THPT Phú Nhun (TP.HCM) trong gi hc môn toán

Các nhà quản lý giáo dục cho rằng, để có thể nghỉ học ngày thứ bảy thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như việc sắp xếp thời khóa biểu, việc “co kéo” lại khung chương trình…

Ph huynh đng tình

“Này nhé, được nghỉ ngày thứ bảy thì trẻ đỡ phải ôm đồm sách vở, có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi các kiểu mà trẻ thích. Cha mẹ cũng không phải lo đưa đón trẻ ngày cuối tuần. Cả nhà có nhiều thời gian bên nhau, đi chơi, về quê. Lợi quá ấy chứ!”, chị Thu Hằng (phụ huynh có con học Trường THCS Võ Thành Trang, Q.Tân Phú, TP.HCM) cho hay.

Chị Hằng cho biết con gái chị năm nay lên lớp 8. Ngày thường đưa rước con đi học chị không ngại, nhưng oải nhất là phải đưa rước con vào… ngày thứ bảy. “Thật ra trong hai ngày cuối tuần thì thứ bảy có “giá trị” hơn khi có thể được nghỉ trọn vẹn, còn chủ nhật thì lại phải lo cho tuần mới. Với trẻ cũng vậy, nếu ngày thứ bảy được nghỉ, tôi có thể sắp xếp cho con học môn nghệ thuật mà con thích như vẽ chẳng hạn để giải tỏa áp lực, sẵn sàng cho một tuần học mới. Thế nhưng, với thời khóa biểu hiện nay thì…”, chị Hằng thở dài nói.

Rất nhiều phụ huynh khác cũng có cùng tâm trạng như chị Hằng. Khi được hỏi về việc con đi học ngày thứ bảy, các phụ huynh đều cho rằng đó là “một sự bất công không hề nhẹ” khi trẻ đang phải “gánh gồng” quá nhiều thứ. “Nghỉ học ngày thứ bảy sẽ giúp trẻ giảm áp lực học tập, có thêm thời gian tự học. Thiết nghĩ đó cũng là điều mà ngành giáo dục nên làm”, nhiều phụ huynh có suy nghĩ như vậy.

Li thì có li!

Tại TP.HCM, Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh) đã mạnh dạn áp dụng cho học sinh trong trường nghỉ học ngày thứ bảy từ học kỳ II năm học 2017-2018. Thầy Nguyễn Bảo Quốc (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ rằng từ việc làm này có rất nhiều lợi ích mang lại. Cụ thể, các em học sinh có thời gian học chuyên sâu hơn, giảm tải áp lực học tập. Đặc biệt là nhà trường có thể chủ động về thời gian để sắp xếp nhiều hoạt động cho học sinh trong trường như hoạt động của các CLB, sinh hoạt ngoại khóa… mà không ảnh hưởng đến việc học của các em. “Thầy cô giáo cũng có thời gian để nghỉ ngơi, tập trung nâng cao chuyên môn. Về mặt quản lý nhà trường cũng “khỏe hơn” khi có thời gian để điều chỉnh, đảm bảo về cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học tốt nhất. Học sinh được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa giúp các em năng động, tích cực hơn…”, thầy Quốc cho hay.

Do là trường luôn “nằm trong top” có học sinh đông nhất nhì thành phố nên học sinh Trường THCS Võ Thành Trang (Q.Tân Phú, TP.HCM) lâu nay phải học cả ngày thứ bảy. Vì vậy, việc được nghỉ học ngày thứ bảy là “mơ ước” của toàn trường. Thầy Phạm Ngọc Trân (Hiệu trưởng nhà trường) cho biết: “Quy định này mà được áp dụng thì rất hay khi có thể giúp học sinh giảm tải áp lực học tập, phụ huynh cũng bớt mệt mỏi vào ngày thứ bảy, còn thầy cô thì có thời gian chăm sóc gia đình và chăm lo cho giáo án. Từ đó chất lượng dạy và học sẽ được nâng lên”.

“Chủ trương này quá hay!”, cô Võ Thị Huyền (Hiệu trưởng Trường THPT Giồng Ông Tố, Q.2, TP.HCM) khẳng định. Theo cô Huyền, tâm lý ai cũng vậy, đã đi làm, đi học cả tuần rồi thì đều mong có hai ngày cuối tuần được nghỉ xả hơi. Thầy cô cũng có con cái, việc vừa đi dạy vừa đưa đón con vào ngày thứ bảy thật sự rất mệt.

Nhưng băn khoăn vn còn

Những băn khoăn này, theo cô Võ Thị Huyền, trước hết đó là khung chương trình, bởi khung cứng của chương trình hiện nay là “tràn” qua ngày thứ bảy. “Đồng ý giải pháp thì tốt. Nhưng Bộ GD-ĐT cần có điều chỉnh về cơ số tiết của buổi học chính khóa, tiếp nữa là bộ cũng nên mở ra “gói” việc học ngày thứ bảy để phân bố vào buổi hai thì mới tiện cho các trường sắp xếp cho học sinh nghỉ học thứ bảy được”, cô Huyền phân tích.

Chung nhận định, thầy Phạm Ngọc Trân chia sẻ thêm, trong khung phân phối chương trình hiện nay mà Bộ GD-ĐT quy định thì có thời khóa biểu vào ngày thứ bảy. Với các trường học một buổi thì buổi sáng phải là 5 tiết. Nếu khối 6 nghỉ học ngày thứ bảy thì được, còn khối 7, 8, 9 thì không thể vì còn có các tiết học “thuộc khung” rơi vào ngày thứ bảy. “Nếu nghỉ thứ bảy thì Bộ GD-ĐT cần phải thay đổi khung chương trình. Nếu được thì đón đầu trong đợt thay sách giáo khoa sắp tới vào năm 2020, co kéo số tiết trong chương trình lại thì mới đảm bảo được”, thầy Trân nhận định.

V lâu dài, thy Nguyn Bo Quc (Hiu trưng Trưng THPT Gia Đnh, Q.Bình Thnh) đ xut có th ngh gia tun (th tư hoc th năm) s tt hơn c v mt áp lc, v mt hc tp khi hc sinh và giáo viên có thi gian ngt quãng đ ly li sc, dù đ xut này có th s “vưng và kt”  phía ph huynh.

Điều băn khoăn nữa mà thầy Trân đặt ra đó là cơ sở vật chất. Theo đó, phòng ốc liệu có đủ đáp ứng để các trường chuyển từ một buổi sang hai buổi. “Riêng với Trường THCS Võ Thành Trang, năm học tới sẽ có khoảng 2.800 học sinh. Nếu chuyển từ học một buổi (6 ngày/tuần) sang học hai buổi (5 ngày/tuần, nghỉ thứ bảy) thì phải xây tới… hai trường Võ Thành Trang như hiện nay mới đáp ứng được”, thầy Trân nói.

Điểm lại những khó khăn khi thực hiện nghỉ học ngày thứ bảy, thầy Nguyễn Bảo Quốc chỉ ra rằng, khó khăn trước hết đó là việc sắp xếp thời khóa biểu. Dù là học hai buổi nhưng theo quy định của Bộ GD-ĐT thì buổi chiều chỉ tối đa từ 3-4 tiết, tùy theo bậc học. Bên cạnh đó, quy định của Sở GD-ĐT thì số tiết tăng lại không quá 9 tiết/tuần. Chính vì vậy mà việc sắp xếp thời khóa biểu vào buổi chiều sẽ khó khi buổi sáng đã kín tiết rồi.

Một điều nữa, theo thầy Quốc, việc “góp dồn, học dồn” ban đầu có thể sẽ tạo thêm phần nào áp lực cho học sinh. Nếu quy định này áp dụng rộng rãi thì cấu trúc chương trình cần giảm tải để thuận tiện cho các trường sắp xếp thời khóa biểu. Có thể môn thể dục sẽ được xếp riêng ra, tùy các trường xếp lịch. “Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, mỗi ngày học của học sinh bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Nước mình cũng có thể áp dụng được. Sau 3 giờ chiều, lúc đó các em có thể học tiếp môn thể dục để vừa học, vừa rèn luyện thân thể sau một ngày học”, thầy Quốc nói.

Từ thực tế của địa bàn khi 100% học sinh các trường đều học hai buổi, ông Dương Văn Thư (Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cần Giờ, TP.HCM) cho hay, chỉ khi nào các trường sắp xếp được từ học một buổi sang học hai buổi thì việc được nghỉ ngày thứ bảy mới có thể khả thi.

Đ Yến

Bình luận (0)