Ghi nhận của phóng viên, từ giám khảo ở một số hội đồng chấm thi THPT quốc gia tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy bài làm của thí sinh có sự phân hóa cao.
Giám khảo chấm thi tại TP.HCM
Toán cụm ĐH cao, cụm địa phương thấp
Cụm Đà Nẵng sẽ công bố điểm thi ngày 17.7
Hôm qua, GS-TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho biết cụm thi này đã kết thúc chấm các môn trắc nghiệm, đang hoàn tất các môn tự luận, chậm nhất xong vào ngày 16.7. Dự kiến công bố vào ngày 17.7. Theo ông Nam, phổ điểm môn toán năm nay có tính phân loại rõ rệt và điểm cao hơn năm trước. Tuy nhiên, cụm này vẫn chưa có điểm 10 môn toán, cao nhất hiện 9,5. Môn văn điểm không cao hơn năm trước.
Nhiều trường ĐH tại TP.HCM cũng cho biết sẽ hoàn thành chấm thi vào ngày 16.7.
Diệu Hiền
|
|
Một giám khảo chấm thi môn toán tại hội đồng chấm của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cho biết năm nay đề phân hóa rất rõ từ câu hỏi dễ đến khó nên tình hình bài làm khác năm trước. Số điểm phổ biến từ 5 – 5,75. Thỉnh thoảng vẫn có thí sinh (TS) bị điểm liệt (từ 1 trở xuống) trong mỗi phòng thi, điểm dưới 5 cũng khá nhiều. Theo một số giám khảo, ở câu hỏi khó, ngoài cách giải từ đáp án, người chấm có thể sẽ cho điểm tuyệt đối đối với những cách giải khác miễn là thuyết phục và đúng đáp án.
PGS-TS Trần Lê Quan, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cho biết: “Trong số gần 30.000 bài thi môn toán của 2 cụm thi do trường phụ trách chấm, chưa có bài thi nào đạt điểm 10, nhiều bài thi điểm 6. Bài cao nhất ở môn này hiện là 9 điểm”.
Tình hình cũng tương tự ở cụm thi Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Theo thống kê sơ bộ, phổ điểm môn toán tập trung vào khoảng 5 – 6, chưa có bài thi nào đạt mức trên 9.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cũng cho biết qua thống kê sơ bộ, 45% bài thi đạt từ 4,25 – 7 điểm. Đến hôm qua, bài điểm cao nhất môn toán ở cụm này là 9,25.
Ông Kiều Xuân Thực, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, cho biết giám khảo các môn tự luận ở cụm thi do trường tổ chức đánh giá năm nay chất lượng bài làm của TS cao hơn năm ngoái. Đề thi năm nay phân hóa tốt nên dải điểm phân bố rất rộng. Ví dụ môn toán cũng có khá nhiều TS đạt từ 9 – 9,5, nhưng từ mức 9,75 trở lên rất ít, điểm 10 cũng đã xuất hiện nhưng chỉ được vài TS.
Trong khi đó, một giám khảo của cụm thi địa phương tại Hà Nội cho biết dù đề thi năm nay có nhiều câu dễ nhưng kết quả làm bài của TS vẫn không sáng sủa. Mức điểm phổ biến là dưới 5, hiếm điểm 6 – 7, đặc biệt vẫn có một số TS điểm liệt. Ông V., một giám khảo ở một cụm thi địa phương khác cho biết điểm thi môn này của các TS nhìn chung rất thấp. 4 câu cuối đa số TS không “động” tới đã đành, ngay cả ở 5 – 6 câu đầu (phần dễ dành cho TS chỉ có nhu cầu xét tốt nghiệp) cũng nhiều TS không làm được.
Văn ít bài độc đáo
Ít thí sinh bỏ phần tự luận tiếng Anh
So với năm ngoái, theo các giám khảo, phần tự luận môn tiếng Anh khả quan hơn. Nếu năm ngoái phần này có hơn một nửa TS không có điểm, thì năm nay điểm 0 rất ít. "Có thể do học sinh được làm quen nhiều hơn ở trường. TS chỉ cần nắm vững văn phạm là được từ 0,3 – 0,5 điểm đối với phần chuyển đổi câu", một giám khảo môn tiếng Anh ở hội đồng chấm Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho biết. Phân loại rõ nhất là ở phần bài luận (viết 140 từ). Những TS viết tốt dễ dàng đạt từ 1 – 1,5 điểm.
|
|
Theo một giáo viên tham gia chấm thi ở một cụm thi do trường ĐH chủ trì ở phía bắc, bài làm của TS năm nay khá tốt. Phần lớn TS đều trả lời được các ý cơ bản. Phổ điểm nhìn chung trên trung bình. Với câu hỏi mở, TS đều trình bày được suy nghĩ của mình. Ở câu hỏi nghị luận văn học, do tác phẩm Vợ nhặt quá quen thuộc nên bài làm của TS đều không có hiện tượng viết huyên thuyên “đầu Ngô mình Sở” như một số năm trước đây khi đề thi hỏi đến những tác phẩm khó.
Tuy nhiên, cũng theo giáo viên này, dù có nhiều bài làm tuy “sạch sẽ” nhưng các ý đều theo khuôn mẫu chung, giống với các ý trong barem chấm điểm của Bộ GD-ĐT. Vì thế, đến giờ hội đồng chấm chưa gặp bài thi nào độc đáo, đặc sắc. Hiện chưa có bài nào được điểm 9.
Tại TP.HCM, một giáo viên tham gia chấm thi cho biết nhược điểm của TS ở môn văn là yếu về kiến thức tiếng Việt, như các phép tu từ, phương thức biểu đạt… Cái sai ngớ ngẩn nhất của TS là ở phần nhận biết của câu đọc hiểu, khi đáp án chỉ chấp nhận một phương án trả lời đúng thì có TS trả lời đến 3, 4 phương án, theo kiểu may rủi. Hoặc ở bài làm văn xã hội, nhiều TS viết thành một đoạn văn. Thậm chí có TS làm thành 2 bài riêng ở phần nghị luận văn học, là phân tích tình huống và bình luận ý kiến. Điểm phổ biến của môn văn trong khoảng 5,5 – 6,5. Nhiều giám khảo cho biết chưa có điểm liệt môn này. Thi thoảng một vài điểm 9, vẫn chưa thấy có điểm 10.
Tuy nhiên mối lo của các giám khảo là sự chênh lệch giữa các hội đồng chấm do đáp án đề văn mở. "Nếu không có sự thống nhất cao giữa các cụm, hội đồng chấm, các giám khảo, thì vẫn còn lo lệch điểm, bất công bằng cho TS", một giám khảo chấm môn văn tại hội đồng thi Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM chia sẻ.
Sử nhiều bài lập luận tốt
Đối với môn sử và địa, do đề thi có những câu hỏi mang tính gợi mở, bày tỏ quan điểm, chính kiến người viết nên nhiều bài làm khá tốt, có tính sáng tạo và dấu ấn cá nhân. Tại hội đồng chấm Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, có bài thi môn địa được 9 điểm, trong khi môn văn và sử điểm cao nhất là 8,5.
Một giám khảo ở Hà nội cho biết nhiều TS lập luận khá hay, thể hiện được tố chất học sử. Câu hỏi mở về chính sách đại đoàn kết dân tộc đều được các TS làm khá tốt. Các giám khảo ở cụm thi do Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội chủ trì, cho biết cụm thi này chỉ có gần 900 TS nhưng hiện đã có điểm 9. Đại bộ phận đạt khoảng 5 – 6 điểm.
Quý Hiên – Tuấn Ngọc – Hà Ánh/TNO
Tin liên quan
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng yêu cầu các địa phương, nhà trường trong và ngoài công lập báo...
6 ngành mới mà Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM dự kiến tuyển trong năm nay được cho là đáp ứng...
Ngày 5-1, Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển ĐH-CĐ “Cùng bạn quyết định tương lai” năm nay chính thức chào...
Sự ra đời của các ngành mới khiến cho những ngành truyền thống tưởng chừng bị mờ nhạt, không còn được quan...
Bình luận (0)