Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Quốc tế hỗ trợ Việt Nam phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Tng cc Giáo dc ngh nghip (GDNN, B LĐ-TB&XH) va t chc Hi tho đi tác phát trin trong lĩnh vc GDNN ti Vit Nam. Đây là din đàn thưng niên nhm chia s, cp nht thông tin v nhng ưu tiên, đnh hưng phát trin GDNN ca Tng cc GDNN vi các đi tác v lĩnh vc GDNN giai đon 2015-2020 và chun b cho giai đon tiếp theo.


Các t chc quc tế cam kết h tr Vit Nam phát trin GDNN trong thi gian ti. Trong nh: Sinh viên Trưng CĐ Lý T Trng TP.HCM trong gi thc hành. Ảnh: T.Trần

Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Năng Khánh (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) cho rằng dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến lao động, doanh nghiệp và các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Trong lĩnh vực GDNN, dịch có tác động lớn đến công tác tuyển sinh, đào tạo… GDNN trong thời gian qua và giai đoạn những năm sắp tới chịu sự tác động của toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Vì vậy, hiện tại và tương lai GDNN Việt Nam phát triển cần được đặt trong sự tác động của bối cảnh toàn cầu hóa, CMCN 4.0 và những diễn biến khó lường của thiên tai, dịch bệnh. “Tổng cục GDNN luôn coi trọng việc tăng cường phối hợp với các đối tác để có được những kinh nghiệm và nguồn lực cho phát triển”, ông Khánh nói. Đóng góp ý kiến, ông Sebastian Paust (Tham tán phụ trách phát triển, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam) cho rằng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế của Việt Nam nhưng cũng tạo nhiều thách thức đòi hỏi Việt Nam cần tích cực hơn trong cải thiện thể chế, chính sách. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vì vậy cần thích ứng với dịch bệnh, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế số và nền GDNN số. Ông Sebastian Paust nhận định: “Sự gắn kết nhà trường, doanh nghiệp và Nhà nước là một hướng đi đúng trong tình hình mới. Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn sắp tới cần quan tâm tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, phát triển đội ngũ nhà giáo, xanh hóa GDNN và thích ứng với CMCN 4.0”.

Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng xây dựng chiến lược phát triển GDNN hiện nay có thuận lợi bởi sự thống nhất của hệ thống GDNN, có thể tiếp nhận những kinh nghiệm phát triển GDNN của các quốc gia, trong đó có mô hình tiên tiến của Đức. Ở Việt Nam hiện nay, khâu yếu nhất có lẽ là sự lỏng lẻo trong hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp. Trong khi đó, ở Đức, các doanh nghiệp luôn sẵn lòng đào tạo và người học tốt nghiệp sẽ làm việc tại doanh nghiệp, có sự cam kết về quyền lợi của doanh nghiệp khi tham gia hoạt động GDNN. Ông Jurgen Hartwig (Giám đốc Chương trình đổi mới đào tạo nghề tại Việt Nam ) khẳng định Đức luôn sẵn sàng và mong muốn cùng hợp tác, hỗ trợ GDNN Việt Nam phát triển. Sự hợp tác này chặt chẽ, có chiều sâu để nâng cao chất lượng nguồn lao động và thúc đẩy đưa lao động có kỹ năng của Việt Nam sang làm việc tại Đức. Trong khi đó, bà Valentina Barcucci (Phó Giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế – ILO tại Việt Nam) cho biết ILO có nhiều chương trình, kế hoạch hợp tác hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Cụ thể là các hoạt động phát triển Hội đồng kỹ năng nghề lĩnh vực nông nghiệp với sự thí điểm đào tạo tại doanh nghiệp; xây dựng App hướng nghiệp và xây dựng tài liệu khởi nghiệp… Tổng kết hội thảo, ông Đỗ Năng Khánh ghi nhận những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, tổ chức quốc tế và cam kết sẽ có những chính sách, định hướng cụ thể về hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời mong muốn các đối tác, các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển GDNN trong thời gian tới.

Thúy Hng

Bình luận (0)