Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ý thức công cộng của teen

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nói đến ý thức công cộng là nhiều người nghĩ ngay đến những gì “đao to búa lớn” mà không biết rằng ý thức đó biểu hiện ở ngay trong những việc làm thưòng ngày.

Từ những dòng chữ xấu xí

Đi đến những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hay bảo tàng, công viên, hẳn không ít lần bạn bắt gặp những dòng chữ ấy. Những dòng chữ khắc linh tinh trên tượng, trên vỏ cây hay ở những bức tường ý mà. Có lần, đi dạo quanh đền Ngọc Sơn, tớ thấy những dòng chữ đại loại như: “V ơi. T iu V nhiều lắm!”. Chịu, thật không hiểu một người nào đó tên T đã nghĩ gì khi “bôi bẩn” chốn linh thiêng bằng những dòng chữ nhí nhố như thế.

Đến khi tớ vào hang Đầu Gỗ (Hạ Long- Quảng Ninh) thì cũng gặp những dòng chữ tương tự. Vẫn là nét nguyệch ngoạc, như giun như dế, là những từ ngữ lãng xẹt. thậm chí, có những câu đọc xong, ai biết chữ Việt còn đỏ mặt ý chứ. Thế mà, có một người nước ngoài (hình như là người Anh) còn níu tớ lại, chỉ vào dòng chữ trên tường và hỏi: “What does it mean?” (Nó có nghĩa là gì vậy?). Ôi, biết nói thế nào cho người ta hiểu đây!

Đến chuyện tắt điện hưởng ứng giờ Trái đất

Từ trước đó nửa tháng, cộng đồng teen online đã send đi những tin nhắn offline nhắc nhở nhau nhớ tắt điện hưởng ứng giờ Trái đất. Trước đó mấy hôm, dân tình có vẻ rất háo hức với giờ Trái đất lắm. Vậy mà, đúng boong cái giờ mà lẽ ra “nhà nhà tắt điện, người người tắt điện” thì sao nhỉ? Trong lúc tớ tắt điện, đi ngắm phố ngắm phường thì thấy chỉ có lác đác vài nhà tắt điện. Những nhà còn lại hả? Sáng choang. Tớ cảm thấy hẫng hụt vô cùng. Giá như teen có ý thức hơn một chút, biết nhắc người lớn tắt đi mấy bóng điện (vì có thể người lớn quên mất thì sao?). Dù rằng giờ Trái Đất đã qua rồi, nhưng tớ vẫn hi vọng những lần sau teen mình chủ động hơn nữa để hưởng ứng những phong trào chung của cả thế giới như thế này. Như lời bác Dương Trung Quốc nói ý: “Quan trọng không phải là mình tiết kiệm bao nhiêu KW điện, mà quan trọng là người dân có ý thức bảo vệ môi trường chung”.

Có lợi gì không?

Đó là câu hỏi mà tớ gặp ở rất nhiều người khi bắt đầu tham gia những phong trào tình nguyện. Như lần tớ đi tham dự câu lạc bộ 3R (một câu lạc bộ tình nguyện về môi trường), khi được phổ biến về những hình thức hoạt động gồm: đạp xe tuyên truyền vì môi trường, phân loại rác thải hoặc về các trường tiểu học xây dựng ở các em học sinh ý thức bảo vệ môi trường…có rất nhiều người ngán ngẩm khi biết là có những hình thức tình nguyện…gian nan như thế! Một bạn đặt câu hỏi chốt hạ: “Thế tham gia những hoạt động đấy thì có được lợi ích gì không?”. Khi được trả lời là lợi ích thu được sẽ là lợi ích chung, dành cho cả cộng đồng, một số người “ỉu” đi thấy rõ. Đi tình nguyện mà lại hỏi có lợi gì không? Đúng là pótay.com, nhỉ?

Bên cạnh những teen hoạt động rất sôi nổi, tích cực vì lợi ích chung, tham gia rất nhiệt tình vào các công tác xã hội thì vẫn còn có những teen rất thờ ơ, thậm chí còn có cả những hành vi làm xấu đi môi trường chung nữa. Đừng trách tại sao bây giờ khi nói về giới trẻ, ngưòi lớn lại hay chép miệng: “Bọn trẻ bây giờ…” nhé. Bởi nhiều khi teen còn chưa xây dựng được ở chính những người cùng tuổi với mình niềm tin và hi vọng về một ý thức công cộng cơ mà, thế thì làm sao người lớn lại thấy an tâm về chúng mình được?

 

Mai Hà Uyên(MTO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)