Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Thú cưng: Càng quái càng… hứng

Tạp Chí Giáo Dục






Normal
0


false
false
false







MicrosoftInternetExplorer4







Nhẹ nhàng, chậm rãi thôi…

Những chú Kim Long Hồng Vĩ, Quá Bối Kim Long với giá 2.000 – 4.000 USD/con đã không còn “hot” như ngày nào. Thần khuyển Tây Tạng, Duchshun, BerneseMountain… từ 5 – hơn 10 triệu cũng thành chuyện xưa như trái đất. 

“Mốt” của người nuôi thú bây giờ phải là loài hiếm, lạ, không ai dám nuôi càng chứng tỏ “trình” sành điệu của mình. Và rồi không thiếu những câu chuyện ấn tượng lẫn bi hài đã diễn ra. 

Khó thành… tay chơi 

Giá chim ưng ở Việt Nam cũng không đến nỗi đắt đỏ và xa xỉ như trên thế giới. Thế nên những chú ưng rừng tự do cũng dần được đưa về đồng bằng, giang cánh, giơ vuốt đằng sau những chiếc nan tre hoặc song sắt nhỏ.

Chuyện nuôi chim ưng cũng mới manh nha nên mỗi người mỗi vẻ, tùy khả năng tìm hiểu, tài chính lẫn thời gian để tự dạy cho chim. Tài liệu chủ yếu vẫn là tìm trên mạng, cùng các video hướng dẫn cách dạy chim ở nước ngoài. Cách chăm sóc do bạn chơi cùng mách lại, vừa tìm toì, vừa chỉ dẫn cho nhau mà thành. 

Một “tay chơi” tên H.Đ, tình cờ một hôm đi ngang qua Hoàng Hoa Thám, thấy hai con chim ưng bị cột vào khúc gỗ bày bán trên đường. Hỏi ra, thì nghe thấy cái giá rẻ giật mình. Chúng thật tội nghiệp, vì bị nhốt chung với những chú chim sắp sửa bị làm thịt.

Đ. định xuất tiền ra mua, nhưng biết đôi chim ưng đã bị gãy chân, và đã rất yếu. Xót xa, nhưng biết làm sao được, bởi có mua về, thì đôi chim cũng sẽ chết. Hỏi tiếp, người bán hàng lại bảo thi thoảng vẫn tóm được các chú chim ưng. Chẳng ai mua thì chúng sẽ bị "vặn thịt". Nghe, mà thấy nhẫn tâm. Tay chơi này thỏa thuận với chủ nhân rằng có chim ưng thì đừng để sang chim thịt, anh ta sẽ mua.

Quả nhiên ngay tuần sau, một chú chim ưng đã thoát chết và về với chủ thích chim ưng. Đó là một chú ưng lông xám pha trắng và nâu. Dáng có vẻ khỏe, cho dù hơi non, nhưng cũng đầy hứa hẹn. Một người khác, cũng đã cứu được một “gã” chim ưng tương tự, khi dạo ở phố Lê Duẩn. trong những chú chim đáng thương ấy, lại một chú chim ưng được đôi mắt tinh nhìn cứu thoát. 

Cho chim ưng ăn phải là thịt bò xịn. Kẻ nào không có thì cho ăn đồ ăn khác, chứ xịn, thì nhất quyết là phải thịt bò. Chơi với chim ưng, cũng như… “đùa gà chọi” máu chiến. Chỉ cần cầm miếng thịt trên tay dứ dứ trước mặt, vài lần là ưng bốc máu, xòe hai cánh, xù lông mổ. Chủ không cẩn thận thì tay sứt mẻ là chuyện thường, cẩn trọng nhất, nguy hiểm nhất, vẫn là… đôi mắt. Chính vì vậy mà những người “non tay” xin khuyên thành thật không nên chơi… chim ưng! 

Dạy chim ưng săn mồi một cách thuần phục, nghe hiệu lệnh của chủ nhân thì khó không khác gì "ông chồng râu quặp" muốn trị vợ. Trên thực tế ở Việt Nam chưa có ai đủ thời gian và điều kiện để luyện hoàn chỉnh một chú ưng. Điều kiện cần thiết là không gian rộng, vật dụng, và cao điểm là sự kiên nhẫn đến đáng sợ.

T.D có 1 con lông xám, mắt vàng như bọc nhựa, nuôi được một thời gian đến giai đoạn chinh phục để thuần phục. Đau thay, gặp lúc Hà Nội mưa gió dầm dề nước lũ khắp nơi, mấy ngày liền chim nhốt trong phòng kín phát tội, được ngày nắng hơi hửng vội vã đem ra phơi. Lơ đãng một chút, không chạy kịp cơn mưa ập đến, chim bị lạnh, chim cứng đơ tại chỗ, đến giờ vẫn chưa hết xót.

Còn H.Đ sở hữu chú ưng non, chưa biết bay nên cất công nghiền ngẫm mọi phương pháp nâng chim như nâng… trứng, hứng chim  như hứng… hoa. Đ, cẩn thận, công phu đến mức phải giăng toàn bộ lưới ở dưới sân tầng 1, đưa chim lên tầng 3, thay chim mẹ, tập cho chú ưng non biết… bay. Bay được đến đâu là vấn đề khác, nhưng tình yêu đến say mê các loài ưng làm cho các chàng trai vốn ít kiên nhẫn bỗng trở nên ngày càng… kiên nhẫn và bình tĩnh hơn.

Quá trình sống với thú cưng, cũng là những ngày đầu tiên niềm vui và… nỗi buồn. Ước mơ có được một chú ưng chuyên nghiệp biết săn mồi, vẫn chỉ là.. ước mơ! Những chú ưng ngang tàng sắc xảo ở chốn sơn cước, không may sa cơ cũng đành cam chịu phận chim… cảnh mà thôi! 

Nhện độc cũng… chơi

Không lừng danh như Black Widow Spider (góa phụ đen), nhưng nhện Tarantula lừng danh trên thế giới về độ lớn, với hai loại kịch độc: chân đỏ thẫm sành điệu, chân xanh lét kiêu kì, có thể hạ gục cả bò mộng. Trong khi con gái hét lên khi thấy nhện thì không ít cậu rất khoái trá với “cục cưng” của mình. 

Nguyễn Trác Huy (1979, dân IT) cho biết: “Nhẹ nhàng, chậm rãi, không làm nó giật mình là công thức nuôi nhện”. Dài 12cm, với giá 1,2 triệu đồng lúc mới mua, nuôi được một năm và đang chuẩn bị thay lông, con Red Knee của Huy được đánh giá là màu lông đẹp, dáng chuẩn. Nuôi nhện khá dễ, chỉ cần bể kính, nền cát, cây khô hoặc ẩm – ướt tùy theo loại. Thức ăn của nhện là tất cả các loại côn trùng, gián, thậm chí cả chuột bạch. Bởi nhập từ Thái về nên giá của chúng cũng chẳng hề thấp, từ 500.000 đồng trở lên, đắt nhất là con Fireleg với giá 5 triệu đồng.

Nguyễn Trí An cũng từng sở hữu một em Tarantula khẳng định: “Nuôi chỉ nhìn cho đẹp thôi, chứ tính khí nhện thất thường, đâu có phân biệt thù bạn. Nếu là bò sát thì còn nhìn màu mắt mà đoán. Nhện thì chịu, đặt nó lên tay chơi vẫn rờn rợn”. Dù người bán hàng khẳng định đã rút hết nọc độc, nhưng trên thực tế điều này là không thể, nên nếu ngày nào đó bạn bị một chú Red Knee Tarantula hoặc Blue bò lên người với dáng vẻ “thiếu thân thiện”, thì hãy nhớ lập tức trong đầu công thức: nhẹ nhàng, chậm rãi… 

Ngủ với… trăn và ve vuốt… sóc bay 

Đừng kể đến việc nuôi trăn bán thịt. Ở những người chơi thú cưng, không bao giờ được tồn tại cái từ đó. Người ta chơi, chơi cả… trăn. Trăn đốm, trắng… kích cỡ từ 1m trở lên, giá cũng xê dịch vài trăm hơn triệu. Huy Đức là một tay chơi trăn cũng đáng kiềng. Anh thậm chí còn thả trăn nằm cuộn tròn nơi góc giường, quấn quanh người vì “mùa hè, người nó mát mát, khá thú, cho nó quấn lên tay thì nhột nhột”. Với thức ăn chính là vài con chim cút, “cũng chẳng nhiều nhặn gì, trăn được đánh giá là sạch sẽ, hiền, tuy nhiên ù lì, chẳng biết đùa là gì”. Huy Đức nói vậy. 

Nhỏ xí, dễ thương, xinh xẻo như hamster một thời nay cũng xuống giá bởi nhàm rồi, giới trẻ bắt đầu mang thú lông nhím, sóc bay về nhà. Tất nhiên con vật này không phải là nhím, thỉnh thoảng “vui tính” lại bắn những chiếc lông dài, sắc nhọn, hôi rình vào người “kẻ lạ”. Những con thú lông nhím nhỏ này to hơn hamster một chút, nhưng không gặm nhấm suốt ngày mà chỉ ngủ. Lông xù xù như nhím, lúc vo tròn người lại rất đáng yêu, chỉ có điều… hơi hôi, phải tắm hàng ngày.

Sóc bay cũng dần xuất hiện một vài con ở việt Nam dù giá khá đắt (trên 1 triệu/con), nhưng nuôi đơn giản,và nhìn chúng lượn từ trên cao xuống dưới thấp thật tuyệt. Tuy nhiên hai giống thú này có dân chơi cuồng nhiệt đa phần là… nữ! 

Đến bọ cạp cũng… chơi 

Bọ cạp được liệt vào hàng của độc mà rẻ, bởi được bày bán ở một số chợ lớn, dân nhậu khá thú với món có tên gọi “bọ cạp chiên giòn”. Còn kinh nghiệm nuôi bọ cạp chỉ để thỏa mãn thú chơi thì Bách (1985, Thanh Hóa) cho biết: “Chuồng kính, rộng vừa đủ, trải cát sạch ở dưới, thêm ít cỏ hoặc rơm khô, kiếm gạch ống có lỗ to bỏ vào để chúng có hang trú ẩn, cho ăn gián, thạch sùng, sâu bọ, chơi thì đặt trên tay vào ban ngày”.

Như Phong (1981) cũng khẳng định: “Nuôi bọ cạp gọn gàng sạch sẽ, cẩn thận chút lấy đũa mà gắp một thì chả bị cắn đốt gì cả lại được thêm cái tiếng độc đáo”.

Nói thế nhưng Phạm Bách cũng phải nuôi hai tháng trời mới dám thân thiện đặt thú cưng lên tay.

Nọc độc bọ cạp tích tụ ở đuôi, nhưng ai mà bỏ bộ phận này thì bị chê ngay là kém hoành tráng. “Đã là dân chơi, mà bỏ độc đi thì còn nói gì là… chơi!”. Theo kinh nghiệm nhiều tay nuôi thì có bị bọ cạp đốt sẽ ngứa khoảng 30 phút.

Cầu mong sao các “tay chơi” bọ cạp được an lành! Lưu ý: bọ cạp là loại động vật biến nhiệt. Khi chuyển hóa trong cơ thể, nhiệt tăng gây co thắt sẽ dẫn đến việc bọ cạp sẽ tự chích nọc độc vào mình. Bạn đừng ngạc nhiên thấy một ngày đẹp trời nào đó nó lăn đùng ra chết mà không báo trước. 

Rết là một loại động vật… cũng đáng sợ. Thế mà cũng có tay dám… chơi. Trong khi mọi người nhìn thấy rết là vác ngay chổi ra đập thì Nguyễn Hoàng (1984) lại chiêm ngưỡng những con rết mình đen xì, đầu đỏ như lửa, thân to và dài đến tận 17cm là “hoành tráng”. Ấy thế có cung, nên có cầu.

Ngoài việc làm thức ăn cho cá rồng và được bán ở một vài cửa hàng chuyên đồ ăn cá cảnh với giá rẻ mạt từ 5.000 – 7.000đ/con to nhỏ, thì đã có những lời mời chào trên mạng như nick Han_frogy: “Nếu quá nhàm chán với thú nuôi đơn thuần, bạn nào muốn độc đáo hơn thì rết là một sự lựa chọn vô cùng sáng suốt (nhìn qua thì trông chúng rất đáng sợ nhưng càng ngắm càng thấy chúng đáng yêu). Giá cả thì từ 20.000 – 25.000đ/con”. 

Nuôi rết đơn giản, chỉ cần có bình, lọ, hoặc bể thủy tinh nhỏ đậy kín để rết không bò mất, nhưng vẫn phải có lỗ thở, thêm phụ kiện đi kèm như giấy ẩm, gỗ… tạo môi trường tự nhiên. Thức ăn thì là tất cả các loại côn trùng, sâu bọ, gián… 

Thangjazz (trên diễn đàn Aquabird) chia sẻ: “Nếu nuôi rết trong hộp hoặc bể có lưới sắt lỗ thật nhỏ để đậy lên trên, đào ít đất tốt, ẩm, băm nhỏ đổ vào, kiếm lá mềm nhưng đã bị khô héo, trời khô, nóng thì rẩy ít nước vào. Thả bỏng ngô để nuôi sâu gạo làm thức ăn dần cho rết, thỉnh cho ăn thịt tươi còn máu vào tầm chiều muộn và nên nuôi số lượng chẵn để tránh tình trạng cắn nhau chết”. Đơn giản, rẻ tiền, không tốn nhiều công phu, nhưng tạo cảm giác ghê ghê cho người đối diện, hơn nữa lại không thả lên vai hoặc tay để đi khoe được, nên nuôi rết chóng nản, khoảng dăm bữa nửa tháng là thả đi.

Nguyên Hoàng đến giờ vẫn bị mắng vì rết xổng chuồng đã chích em mèo Ba-tư, hơn tuần sau vẫn nằm thẳng đơ phải tiêm thuốc vào họng, và hiển nhiên vật cưng bị phụ huynh đập chết. Hoặc hãn hữu như Tuấn (1989): “Nuôi độ hai tuần, dài 20cm lận, đen trùi trũi (rết già), chán chán, đem ngâm rượu luôn, giờ rượu màu vàng xanh, trong veo, đem chữa bệnh gà chọi rù là nhất”.

Ngày nay, càng hiện đại, người ta không chỉ chơi với sự hưởng thụ thư giãn, mà chơi với những ýnghĩ kỳ quái càng hiếm người dám chơi, càng là của độc. Khuyến cáo các tay chơi, hãy cẩn trọng và nên chia sẻ với nhau nhiều kinh nghiệm. Làm sao dừng để những thú cưng gây hại cho sức khỏe của chính mình và cộng đồng. 

Theo Lương Phạm (Tạp chí Đàn Ông)

Bình luận (0)